Giếng nước nhà ông Hồ Kỳ

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 43 - 44)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.5. Giếng nước nhà ông Hồ Kỳ

Ông Hồ Kỳ tuy không sáng mắt nhưng ông lão sáng lòng, ông tỷ mẫn đan sọt tre, đóng ván gỗ đỗ đất trồng rau để che đậy các miệng hầm địa đạo đảm bảo an toàn cho bộ đội ta hoạt động cách mạng. Ông ngụy trang khéo đến nổi khi bọn giặc đuỗi tới tìm kiếm khắp nơi trong ngoài vẫn không thể ngờ rằng bên dưới những sọt tre, máng gỗ kia là ngách hầm địa đạo, bọn chúng lùng sục chán chê rồi hậm hực chửi thề: “Mẹ kiếp! Cộng sản có phép xuất quỷ nhập thần, thoát ẩn, thoát hiện...

thôi biến, kẻo không lại xơi kẹo đồng toi mạng!” Giờ đây ông đã yên nghỉ nhưng

tài trí của ông thì mọi người vẫn nhắc mãi, nghe như huyền thoại...

Giếng vuông nhà ông Hồ Kỳ có các ngách thông ra các ngã địa đạo và cách thức thả gàu múc nước la hình thức ám hiệu báo cho bộ đội ta dưới địa đạo quân địch tiến đến hãy rút lui.

Giếng ông Kỳ (Vĩnh Bình) nơi lấy nước dùng cho sinh hoạt đã biến thành miệng hầm địa đạo ăn thông với kênh mương gần đấy, tiện việc cảnh giới và ẩn nấp. Thông qua giếng ông Kỳ nhân dân đã kịp thời báo hiệu cho lực lượng ta ở dưới hầm biết được tình hình, diễn biến của địch còn phục kích hay đã rút về đồn, nhiều hay ít... Hình thức báo hiệu đơn giản là số lần lên xuống, mạnh hay yếu của nhịp gàu múc nước.

Cách giếng ông Kỳ hơn 300m là Bãi Sậy Sông Đầm, địa hình đầm, sông, nước, sậy mọc um tùm cao lút đầu người, quanh đầm cây cối rậm rạp, đầm lầy đầy thức ăn tôm, lươn, cá, rau...tươi sống góp phần phục vụ đời sống của quân dân Kỳ Anh trong lúc khó khăn, đồng thời Bãi Sậy Sông Đầm là nơi che chở cho dân quân du kích góp phần hỗ trợ cùng Địa đạo, ngăn chặn địch tập kích bất ngờ vào làng.

Bãi Sậy - sông Đầm tọa lạc tại thôn Vĩnh Bình, là một vùng nước rộng lớn được hình thành từ thời xa xưa với diện tích tự nhiên khoảng 180ha, mực nước sâu trung bình khoảng 1,6m. Trong đó, riêng bãi sậy rộng 40ha, ban đầu người dân trong vùng gọi là Vũng Tràm. Bãi Sậy trông giống như cái dều phình ra của dòng sông Đầm, nước chảy hiền hòa có nhiều nguồn thủy lợi phong phú. Do địa hình phức tạp, lau sậy um tùm nên ai muốn đi vào bên trong bãi sậy phải là người am

44

hiểu và thông thạo địa hình, có thể dùng ghe nhỏ chống sào men theo những lỗi mòn vào bên trong bãi sậy.

Với địa hình thâm u nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, nhân dân địa phương các thôn, xã vùng Đông Tam Kỳ lợi dụng căn cứ bãi Sậy và địa đạo Kỳ Anh che giấu các đơn vị vũ trang, du kích, đội công tác, lực lượng vũ trang huyện như V12, V18 và đơn vị đặc công của tiểu đoàn 70, Tiểu đoàn 72, Tiểu đoàn 74 ém quân an toàn chuẩn bị lương thực tấn công đánh vào căn cứ điểm như An Hà, Núi Cấm, tỉnh đường Quảng Tín mở rộng vùng giải phóng kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, binh bận làm mất nhuệ khí quân thù.

Tính độc đáo, sáng tạo của xã Kỳ Anh lúc bấy giờ còn thể hiện ở chỗ : Quanh làng nhân dân trồng tre dày đặc kết hợp một trận địa chông, mìn trong khu vực chiến đấu và một hệ thống kênh mương dẫn nước quanh làng, tạo thành một trận địa làng chiến đấu khá kín cho việc ẩn nấp và đánh địch của nhân dân.

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 43 - 44)