7. Bố cục của khóa luận
2.7. Một số tour, tuyến du lịch khai thác địa đạo Kỳ Anh
Thành phố Tam Kỳ đã ban hành nhiều chính sách nhằm khai thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh, như khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khơi dậy những trang sử vẻ vang của dân tộc để con cháu đời sau luôn ghi ơn về những mất mát hi sinh của lớn cha anh đi trước đã ngã xuống cho độc lậ hôm nay.
Để du lịch Quảng Nam thực sự phát triển bền vững và có nhiều đóng góp thiết thực hơn nữa trong quá trình cất cánh của kinh tế của tỉnh; bên cạnh yêu cầu về nâng cao chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân lực thì việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, đưa vào khai thác các điểm du lịch mới là vấn đề cấp thiết. Trong đó địa đạo Kỳ Anh đã và đang là mối quan tâm của các cấp chính quyền.
Địa đạo Kỳ Anh đã được trùng tu và phục dựng nhưng vẫn chưa thật sự nhận được sự quan tâm đúng mức của ngành du lịch đến với nơi đây. Tuy nhiên, những năm gần đây địa đạo đã có những bước chuyển mình và khẳng định trong du lịch tỉnh nhà khi đón gần 10 000 000 lượt khách du lịch đến với nơi đây trong năm 2018.
52
Nhìn chung, việc phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh chưa thực sự hiệu quả, vì vậy các công ty du lịch như Công ty du lịch Tam Kỳ chưa dành sự quan tâm và biết nhiều đến địa chỉ Khu di tích này. Các tour du lịch đến với địa đạo đa số là các tour từ Thành phố Hội An, hoặc Đà Nẵng, hoặc các tour như « du lịch về
nguồn » dành cho học sinh sinh viên trên địa bàn trong chuỗi các địa điểm như :
Rừng cây Bác Hồ, tượng đài Mẹ Thứ,....
Tuy nhiên, theo như khảo sát tại Ban Quản lý Khu di tích địa đạo Kỳ Anh thì du khách đến với nơi đây chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên đến học tập ngoại khóa, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, hoặc là đoàn viên thanh niên trên địa bàn. Ngoài ra, vào các ngày lễ kỉ niệm như 27/7, 22/12… các đoàn khách là các bác cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa. Hoặc các cơ quan công sở, cơ quan quản lý Nhà nước đến tham quan, tri ân với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” với các cán bộ, anh hùng đã chiến đấu tại địa đạo Kỳ Anh, góp một phần công sức vào thắng lợi chung của cả dân tộc qua cuộc kháng chiến và chống Mỹ cứu nước. Bên cạnh đó còn có một số du khách trong và ngoài nước đến tham quan tại địa đạo.
53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỊA ĐẠO KỲ ANH XÃ TAM THĂNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ,
TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp
3.1.1. Chính sách quy hoạch, phát triển du lịch của địa phương
Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đã xác định rõ mục tiêu: Phát triển nhanh và bền vững để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và là mũi nhọn của tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tăng tiềm lực kinh tế - quốc phòng - an ninh, tạo động lực góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển. Phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng và quốc gia.
Sớm xây dựng quy hoạch vùng đông của tỉnh gắn kết với quy hoạch du lịch ven biển; khớp nối quy hoạch hệ thống đường giao thông với các trung tâm, khu, điểm du lịch trong tỉnh và cả nước.
Lồng ghép các dự án, chương trình trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, phòng chống thiên tai và môi trường, chú trọng sắp xếp dân cư ven biển, gắn kết phát triển du lịch và bố trí hợp lý các làng chài, phát triển nông thôn, cảnh quan môi trường, khai thác quỹ đất. Xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, sản xuất các ngành phụ trợ cho phát triển du lịch theo hướng ổn định lâu dài.
Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển, ưu tiên các dự án: bảo tồn di sản, trùng tu di tích, xác định rõ quy hoạch để tập trung xây dựng và hoàn chỉnh một số tuyến đường, nhằm khai thác lợi thế du lịch, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận 10 triệu lượt khách vào năm 2020. Có chính sách khuyến khích các hoạt động du lịch cộng đồng. Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư vào khu vực miền núi và các điểm du lịch sinh thái, làng quê, làng nghề còn ở dạng tiềm năng...
Phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, vì lợi ích của nhân dân và vì mục tiêu phát triển con người găn với việc giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu của tỉnh Quảng Nam.
54
Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, nâng cao lợi thế so sánh, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
Đi đôi với phát triển du lịch, phải thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyên thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn minh của thế giới, đảm bảo an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Phát huy mọi nguồn lục trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển du lịch, hình thành và phát triển thị trường trong nước và quốc tế, ưu tiên phát triển các dự án lớn đầu tư khu du lịch cao cấp và sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao.
Đặc biệt, ngày 30/03/2018, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Chương trình hành động thực hiện NQ số 103-NQ CP ngày 06/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ và NQ số 08/NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó nêu rõ: “Tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch ở phía Bắc, phía Nam và miền núi của tỉnh. Lập danh mục ưu đãi đầu tư các dự án du lịch tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực, vùng khó khăn nhưng có tiềm năng và lợi thế phát triển. Quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo, bảo tồn các Di sản Văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng.
3.1.2. Ý kiến phản hồi của du khách
Ý kiến phản hồi của du khách là một trong những cơ sở quan trọng để đưa ra chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch. Trên cơ sở khảo sát thực địa, tôi đã ghi nhận lại một số cảm nghĩ của du khách khi đến tham quan Địa đạo Kỳ Anh như sau:
Một du khách có tên địa chỉ mạng là CoDo có góp ý như sau: Địa chỉ đỏ. Mình đã đến, mong được biết thêm nhiều địa chỉ như thế này , để các thế hệ mai sau nhớ về cha Ông của ta có một thời như thế .
Một vị khách nước ngoài tên là Sudeshi đến từ Matara, Sri Lanka đã nhận xét: “Lịch sử nói rằng đường hầm được xây dựng bởi dân làng trong giai đoạn đầu của
55
các cuộc tấn công của người Pháp, và sau đó là quân đội Mỹ vào cuối những năm 1960.
Không ai ở đó để chăm sóc nơi này cho khách du lịch, vì vậy hãy mang theo một số hướng dẫn nếu bạn muốn đi.
Nơi này đẹp và mát mẻ. Có rất nhiều đường hầm và thật đáng ngạc nhiên là người sáng tạo”.
Một vị khách nước ngoài khác đến từ Hồng Kông, Trung Quốc cũng đã có những lời nhận xét chân tình về nơi đây: “Tôi thuê một lái xe ở Hội An, đưa tôi một
giờ về phía nam đến Kỳ Anh (được thể hiện như đường hầm của Vương quốc Anh trên bản đồ của Google!), Vì đường hầm Vĩnh Mộc cách đó 5 giờ lái xe về phía bắc.
Khi đến một ngôi đền đền thờ địa phương, người lái xe của tôi tìm thấy một biển hiệu có số điện thoại mà anh ta gọi, sau đó 5 phút sau đó anh Kim bật lên xe máy, và mở một hành lang ở lối vào đền thờ, với vài bức ảnh và một số bản tiếng Anh, cộng với bản đồ đường hầm, sau đó đưa tôi vòng trở lại và xuống một hầm cứu thương đầu tiên và đường hầm sâu hơn (trần rất thấp nếu cao như tôi!) mà từ đó chúng tôi từ từ đi cong đôi - nửa chừng chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày trên và khuôn mặt của ba bà già mỉm cười, và sau đó trên tay và đầu gối thu thập thêm một lối ra dưới một đống cỏ khô trong một nông trại - chúng tôi sau đó quay trở lại để trò chuyện nhanh với những người phụ nữ đáng yêu, và sau đó được hiển thị thông qua rừng để lúa cánh đồng, vượt qua một cây cổ thụ 500 năm tuổi, và trở lại vào rừng một lần nữa đến một hầm trú ẩn dưới lòng đất với 4 lối ra.
Sau đó, ông Kim đã đưa tôi đến xem một video mang tính cách mạng vinh quang với phụ đề tiếng Anh, và một video khác với ông xuất hiện thường xuyên trên truyền hình địa phương, thật đáng buồn chỉ bằng tiếng Việt. Tôi đã nghỉ phép sau một buổi chụp hình, và một thời gian rất thú vị dành cho anh ấy. Tôi chỉ muốn họ sẽ mở ra một vài chi tiết của 20 dặm đường hầm cho khách du lịch đến thăm”.
3.1.3. Nguyện vọng của người dân địa phương
Trong hầu hết các hoạt động và loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch về nguồn, du lịch gắn với những chứng tích lịch sử thì người dân địa phương đóng
56
một vai trò hết sức to lớn và quan trọng trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch. Với một khu di tích như địa đạo Kỳ Anh tồn tại và được lưu giữ qua năm tháng giữa lòng nhân dân, vì vậy nguyện vọng của người dân rất quan trọng đối với sự phát triển của nơi đây.
Là một địa đạo được hình thành từ trong lòng dân, tồn tại suốt 10 năm trãi qua bao bom đạn của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước nhưng địa đạo vẫn trụ vững và kiên cường đến ngày hôm nay một phần lớn công lao nhờ vào sự che chở của nhân dân, công lao nhân dân cùng xới đất, đào miệng hầm, đón tre, làm vườn ngay trên địa đạo để che giấu cho cán bộ an toàn hoạt động qua bao năm tháng. Về với hòa bình hôm nay, khi địa đạo được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia người dân nơi đây càng thêm tự hào và hiểu được bổn phận trách nhiệm của mình càng lớn lao hơn đối với khu di tích này. Tuy nhiên trong thực trạng khai thác, phát triển du lịch hiện nay tại địa đạo Kỳ Anh, cộng đồng người dân tại địa phương cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở về việc khai thác Khu di tích trong phát triển du lịch. Tôi đã đến Địa đạo Kỳ Anh để gặp gỡ, phỏng vấn một số người dân tại đây thì nhận được những ý kiến phản hồi như sau:
Đầu tiên, người dâ chất phát nơi đây tâm sự không phải tự nhiên mà nơi đây được ví như địa đạo của lòng dân, một thành đồng lũy thép đã góp phần đấu tranh thắng lợi giải phóng miền Nam là mốc son chói lọi trang sử vàng Quảng Nam “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”. Nói trong niềm tự hào, mọi người đồng tình với những chính sách của tỉnh khi đưa địa đạo và một số di tích nơi đây vào danh mục các điểm tham quan, địa chỉ đỏ về nguồn của tỉnh. Đây là dịp để hình ảnh địa đạo được biết đến nhiều hơn, nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ bạn bè trong và ngoài nước. Đồng thời khi du lịch tại đây phát triển, đời sống của người dân sẽ được nâng cao hơn, văn hóa của nơi đây sẽ được bạn bè du lịch biết đến và quý trọng. Và hơn nửa cũng là cơ hội để nơi đây nhận được sự quan tâm đúng mức, được nâng cấp và trùng tu hàng năm để những minh chứng sống của một thời hào hùng không bị vùi lấp hay quên đi.
57
Cùng với đó người dân cũng mong mỏi, địa đạo và các điểm di tích trong cụm địa đạo sẽ có người quét dọn, quan tâm, có một ban quản lý trông coi hằng ngày và có những đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như vật chất phục vụ cho một điểm tham quan cấp quốc gia như địa đạo Kỳ Anh. Đó cũng là nguyện vọng chính đáng của người dân khi nhìn một số đoạn địa đạo bị rể cây xâm lấn và vùi lấp.
3.2.Một số đề xuất, giải pháp phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh
Để khái thác tốt các tiề, năng mà địa đạo Kỳ Anh đang có và để đề ra được những chủ trương, đường lối đúng đắng để phát triển du lịch tại đây trong tương lai cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực phù hoạch với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại cũng như phù hợp với mong mỏi và nguyện vọng của người dân tại địa đạo, tôi cho rằng các cơ quan quản lý tại địa phương, các ngành chức năng cần nghiên cứu xem xét thực hiện đồng bộ một số giải pháp như:
3.2.1. Giải pháp nghiên cứu tôn vinh giá trị của địa đạo Kỳ Anh
Tôn vinh các giá trị truyền thống, giá trị lịch sử, cảnh quan và phát huy các giá trị của di tích sẽ góp phần khẳng định niềm tự hào của vùng đất anh hùng, đồng thời giúp di tích được biết đến nhiều hơn, được cân đo đối với nhiều di tích khác khẳng định được vị trí của di tích địa đạo trong phạm vi địa phương và trên cả nước.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những mất mát đau thương vẫn còn đó. Những minh chứng cho sự anh dũng, sáng tạo và hào hùng của dân tộc vẫn còn đó. In hằng trên mảnh đất đầy anh hùng Tam Kỳ hôm nay để con cháu được tự hào, được sống trong ấm no và hạnh phúc. Dù có thêm bao mưa gió, thêm bao cát bụi di tích vẫn nằm đó, vẫn hiên ngang như những tháng ngày bom đạn. Và là minh chứng sống cho lịch sử dân tộc mãi về sau.
UBND thành phố Tam Kỳ và UNBD tỉnh Quảng Nam cần tổ chức những cuộc hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học và các nhân chứng lịch sử để làm rõ hơn nữa những giá trị cũng như đóng góp của địa đạo Kỳ Anh trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Xuất bản những tác phẩm chuyên khảo về địa đạo Kỳ Anh cũng như sản xuất những bộ phim tài liệu, sách ảnh để giới thiệu về địa đạo đến với đông đảo công chúng hơn nữa.
58
3.2.2. Giải pháp quy hoạch tổng thể địa đạo Kỳ Anh
Di tích địa đạo Kỳ Anh nằm ở khu di tích phía Tây thành phố Tam Kỳ, gần một số di tích của thành phố như “Rừng cây Bác Hồ”, hay “Tượng đài Mẹ Thứ”,... nơi đây mặt dù đường sá chưa được đầu tư nhiều nhưng tương đối thuận lợi và đa dạng. Quy mô diện tích vừa phải, nguồn đầu tư cho việc bảo vệ, tôn tạo không nhiều.
Khu di tích nằm ở giữa cảnh quan thiên nhiên trong lành, mát mẻ, gần sông, đầm, tại đây có dân cư đông, giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân địa phương rất tha thiết với công tác tôn tạo, trùng tu bảo tồn và phát huy các giá trị lớn của di tích. Các ban ngành chức năng nên tổ chức các buổi gặp mặt, xin ý kiến hay tọa đàm cùng nhân dân tại đây để biết được các