Đặc điểm, vai trò của địa đạo Kỳ Anh

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 32 - 35)

7. Bố cục của khóa luận

1.3.2. Đặc điểm, vai trò của địa đạo Kỳ Anh

Đặc điểm của địa đạo Kỳ Anh

Khác với địa đạo Củ Chi và địa đạo Vĩnh Mốc, địa đạo Kỳ Anh được đào ở vùng đất cát, muốn đào được địa đạo nhân dân Tam Thăng phải đào dưới hai tầng đất, là một tầng đất cát ở phía trên dày khoảng 1m, hai là tầng đất cóc, nó có màu xẫm hệt như da cóc, mềm nhưng cứ có hơi gió là trở nên rất cứng, quân và dân ta phải dùng đồ để đục qua tầng đất cóc đó, đục xong rồi thì bà con và bộ đội ta mới đào các đường ra các hướng. Do đó việc đào địa đạo trở nên khó khăn và vất vả.

Nhưng chỗ nào địa đạo đi qua mà không có đất cóc là nhân dân và quân Tam Thăng phải đóng cọc tre và đan phên tre để chắn lại ngăn sụt lở đất, còn những lùm tre um tùm bên trên đã che chắn và ngụy trang che mắt đích rất hiệu quả. Đất đào đem đắp vào những hầm trú ẩn bom đạn của dân, nền nhà mới, đắp bờ ruộng hoặc đem ra sông đầm đổ, tránh sự phát hiện của địch. Sáng ra nếu có đất rớt trên dọc đường trong quá trình vận chuyển đất từ địa đạo lên thì chị em tại các nơi đó sẽ dùng cào cào và chổi quét ngụy trạng để hủy đi các dấu vết sót lại dọc đường.

Nơi nào rơi các quá nhiều thì dọc theo con đường quân và dân Tam Thăng sẽ đào các căn hầm bí mật sau đó đẩy cát xuống, hầm này vừa có tác dụng hủy dấu vệt và còn có tác dụng tránh bom đạn trong các trận đánh bom và càn quét của địch. Còn địa đạo Vĩnh Mốc và Củ Chi được xây dựng ở nơi đất sét cố định và chứa đầy đủ: kho lương thực, khu hội trường, nhà vệ sinh, nhà bếp, đài quan sát...

Lực lượng đào Địa đạo là lực lượng tổng hợp, là sức mạnh dân quân: Bộ đội, du kích địa phương, phụ nữ, nông dân, thanh thiếu niên.

Địa đạo Kỳ Anh hình thành theo thế liên hoàn nhà này nối nhà kia, xóm này nối với xóm kia trên 9 thôn, địa đạo được đào với hình dạng như ô bàn cờ quanh có uống khúc nhiều ngõ ngách, chạy dài men theo các lùm cây, nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân, qua giếng nước, gian bếp trãi khắp thôn xóm trong toàn xã. Với tổng chiều dài Địa đạo khoảng 32 km, chiều rộng từ 0,5- 0,8 mét, chiều cao

33

khoảng 0,8-1mét, chiều dài các đoạn địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thôn, (trong

lòng địa đạo có nơi rất hẹp, nhằm đề phòng khi địch phát hiện miệng Địa đạo, dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt kín ngăn đoạn còn lại để thoát tránh thương vong). Miệng hầm nằm trong các nhà dân, gian bếp, chuồng bò, đình,

bụi tre, giếng nước, gốc cây và được ngụy trang cẩn thận. Địa đạo có hầm cứu thương, hầm tác chiến, hầm chỉ huy, hầm chứa lương thực, thực phẩm...

Cứ mỗi đoạn địa đạo thì có khóa cách ly, đó là giữa hai đoạn có một đoạn ngắn chỉ vừa người rúc qua, khi địch phát hiện thì lấy một bao cát trám (khóa) chỗ ấy lại, người không qua được, khói không lọt được, không có sự liên hoàn giữa hai đoạn địa với nhau. Quan trọng nhất là địa đạo thôn Vĩnh Bình và địa đạo thôn Thạch Tân.

Vai trò của địa đạo Kỳ Anh

Sau chiến dịch Xuân 1965, đại bộ phận các vùng nông thôn trên khắp chiến trường miền Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đã được giải phóng, điều đó cho thấy sự thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam. Trước nguy cơ sụp đổ của chế độ tay sai bù nhìn, đế quốc Mỹ đã đưa quân vào nhằm cứu vãn tình thế. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “... việc Mỹ gấp rút đưa lực lượng lớn của quân viễn chinh Mỹ vào chiến trường miền Nam Việt Nam là cấp cứu không được chuẩn bị, là hành động bị động về chiến lược hòng cứu vãn tình thế ngày càng nguy khốn của tay sai...”

Ở Quảng Nam, Mỹ đổ bộ đưa quân vào Núi Thành, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc,... trong đó có Tam Thăng (Kỳ Anh) được xem là một trong những mục tiêu để chúng thực hiện ý đồ đó. Bởi lẽ chiếm được Tam Thăng sẽ là bàn đạp để để quốc Mỹ đánh chiếm vùng đông Tam Kỳ và Tam Thăng nằm gần căn cứ của Mỹ (Tuần Dưỡng, An Hà) nên chúng quyết tâm lấn chiếm để làm vành đai an toàn khi đóng quân tại đây. Về phía ta, đây là căn cứ, là trụ bám vững chắc của vùng đông Tam Kỳ và các xã huyện Thăng Bình, để cung cấp tiếp tế lương thực cho các vùng như Tam Vinh, Tam Dân,...

34

Nên sau khi địa đạo được hoàn thành các đơn vị như D70, D72 của tỉnh đội, V12, V16, V18 của huyện đội về đóng tại đây để dễ hoạt động lãnh đạo nhân dân Tam Thăng chống “chiến tranh cục bộ”.

Vai trò của địa đạo hết sức to lớn như:

Thứ nhất, địa đạo Kỳ Anh và một số địa điểm trong khuôn viên địa đạo là nơi đảm bảo cho cán bộ, bộ đội, du kích và nhân dân địa phương trú ẩn, ngụy trang tránh để địch phát hiện.

Hệ thống địa đạo là công trình phòng thủ được xây dựng dưới lòng đất (đường hầm) để nối liền với các vùng khác nhằm phục vụ cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, nhân dân, cán bộ và dân du kích trú ẩn, ngụy trang tránh sự phát hiện, truy quét của địch. Một vai trò nửa là nơi rút quân của bộ đội, du kích trong những trận càn quét, đánh lớn. Đây còn là nơi chỉ huy những trận đánh, phong trào cách mạng trong địa bàn.

Thứ hai, các địa đạo có vai trò lớn trong việc giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng.

Năm 1965, quân giải phóng đồng loạt tấn công địch trên khắp chiến trường Quảng Nam. Ngày 15/2/1965, bộ đội tỉnh và bộ đội chủ lực Quân Khu V tấn công địch ở vùng Quế Sơn, giải phóng 22/29 xã. Quân ta tiếp tục mở rộng tấn công vào vùng Tây – Bắc Tam Kỳ, tập kích đánh đòn Chà Vu, bao vây đồn Đá Kẻ, địch ở đây tháo chạy, huyện Bắc Trà My có 5/12 xã là Kỳ Phước (Tam Lộc), Kỳ An (Tam Phước), Kỳ Thịnh (Tam Thái), Kỳ Nghĩa (Tam Thái) và một phần xã Kỳ Lý (Tam Đàn) được hoàn toàn giải phóng.

Để giữ vững vùng giải phóng, giữ được thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng. Địa đạo Kỳ Anh ra đời để cúng cố vùng giải phóng, phòng chống những trận càn quét của địch, che giấu cán bộ hoạt động, trú ẩn và tập kết.

Thứ ba, là nơi cất giấu lương thực, vũ khí đạn dược, thuốc men của bộ đội và địa phương.

Địa đạo là nơi cất giấu lương thực, thuốc men,...để cho các anh em du kích bộ đội mang đi tiếp tế cho các vùng lân cận và các huyện miền núi của Tam Kỳ. Các cuộc hành quân và vận chuyển lương thực về đây đều diễn ra ban đêm, được

35

sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân Tam Thăng trong quá trình vận chuyển, nhân dân còn quyên góp gạo muối để cung cấp và nuôi các chiến sĩ, cán bộ ở dưới địa đạo. Bát cháo, cộng rau, củ sắn, củ khoai ấm lòng người chiến sĩ. Cưu mang bộ đội ta khi đánh ở xã Tam Phú chạy về đây trú ngụ.

Địa đạo là nơi cứu thương, đảm bảo an toàn tính mạng cho bộ đội trong quá trình chiến đấu.

Từ năm 1967 – 1968 Mỹ vẫn còn đóng quân ở các xã vùng rìa ở Tam Thăng, nhưng ngày nào bọn chúng cũng đi lùng, đi càn quét để tiêu diệt Việt cộng và bộ đội ta tại đây. Nhờ có cơ quan địa đạo mọi hoạt động cách mạng vẫn được diễn ra trong lòng đất một cách an toàn và kín đáo, trước sự lùng sục của bọn giặc và đóng chốt 2 sư đoàn tại Tháp Chiên Đàn cách đình Thạch Tân 1000m có mắt cũng như không của bọn giặc Mỹ.

Nơi chữa trị và kịp thời sơ cứu cho bộ đội và du kích bị thương trong các cuộc càn quét của địch và cả trong quá trình chiến đấu hào hùng của những năm tháng khói lửa đó.

Thứ tư, địa đạo là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta.

Ngoài các hầm được đào trong lòng đất, địa đạo còn có những đường hào trong hệ thống địa đạo hỗ trợ linh hoạt trong quá trình chiến đấu, linh hoạt cho cả du kích lẫn bộ đội ta vừa cơ động vừa rút lui kịp thời. chính từ hệ thống địa đạo, các đơn vị bộ đội đã phát triển tấn công địch hoạt ném bom vào nhiều xào huyệt địch.

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)