Chính sách quy hoạch, phát triển du lịch của địa phương

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 53 - 54)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.1.Chính sách quy hoạch, phát triển du lịch của địa phương

Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đã xác định rõ mục tiêu: Phát triển nhanh và bền vững để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và là mũi nhọn của tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tăng tiềm lực kinh tế - quốc phòng - an ninh, tạo động lực góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển. Phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng và quốc gia.

Sớm xây dựng quy hoạch vùng đông của tỉnh gắn kết với quy hoạch du lịch ven biển; khớp nối quy hoạch hệ thống đường giao thông với các trung tâm, khu, điểm du lịch trong tỉnh và cả nước.

Lồng ghép các dự án, chương trình trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, phòng chống thiên tai và môi trường, chú trọng sắp xếp dân cư ven biển, gắn kết phát triển du lịch và bố trí hợp lý các làng chài, phát triển nông thôn, cảnh quan môi trường, khai thác quỹ đất. Xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, sản xuất các ngành phụ trợ cho phát triển du lịch theo hướng ổn định lâu dài.

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển, ưu tiên các dự án: bảo tồn di sản, trùng tu di tích, xác định rõ quy hoạch để tập trung xây dựng và hoàn chỉnh một số tuyến đường, nhằm khai thác lợi thế du lịch, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận 10 triệu lượt khách vào năm 2020. Có chính sách khuyến khích các hoạt động du lịch cộng đồng. Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư vào khu vực miền núi và các điểm du lịch sinh thái, làng quê, làng nghề còn ở dạng tiềm năng...

Phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, vì lợi ích của nhân dân và vì mục tiêu phát triển con người găn với việc giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu của tỉnh Quảng Nam.

54

Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, nâng cao lợi thế so sánh, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.

Đi đôi với phát triển du lịch, phải thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyên thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn minh của thế giới, đảm bảo an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Phát huy mọi nguồn lục trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển du lịch, hình thành và phát triển thị trường trong nước và quốc tế, ưu tiên phát triển các dự án lớn đầu tư khu du lịch cao cấp và sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao.

Đặc biệt, ngày 30/03/2018, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Chương trình hành động thực hiện NQ số 103-NQ CP ngày 06/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ và NQ số 08/NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó nêu rõ: “Tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch ở phía Bắc, phía Nam và miền núi của tỉnh. Lập danh mục ưu đãi đầu tư các dự án du lịch tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực, vùng khó khăn nhưng có tiềm năng và lợi thế phát triển. Quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo, bảo tồn các Di sản Văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng.

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 53 - 54)