Quá trình hình thành địa đạo Kỳ Anh

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 29 - 32)

7. Bố cục của khóa luận

1.3.1. Quá trình hình thành địa đạo Kỳ Anh

Địa đạo Kỳ Anh như một chứng nhân lịch sự, một minh chứng cho cả quá trình hi sinh và chiến đấu đầy gian khổ của quân và dân Tam Thăng, mang một ý nghĩa to lớn và góp công lớn vào việc giải phóng Tam Kỳ.

Tháng 8 năm 1964, tỉnh ủy Quảng Nam ra nghị quyết phát động quần chúng khởi nghĩa giải phóng đại bộ phận nông thôn đồng bằng, trong đó trọng điểm là giải phóng vùng đông quốc lộ I và vùng cát của các huyện. Thực hiện chủ trương đó, Đảng bộ Tam Kỳ đã chỉ đạo quân và dân Kỳ Anh vùng lên phá ấp chiến lược, giải phóng quê hương Kỳ Anh vào tháng 9/ 1964.

Bước sang năm 1965 trước những cuộc cách mạng nổ ra ngày một lớn trên địa bàn cũng như khu vực chiến trường miền Nam Việt Nam và với tin tức nhận được Mỹ sẻ mở cuộc đổ bộ lớn vào chiến trường Miền Nam trong nay mai với một lực lượng càng quét lớn và vũ khí hiện đại. Tháng 5 năm 1965, để cứu vãn sự sụp đổ của chiến lược“chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ vội vàng xua quân vào miền Nam Việt Nam, cùng với quân ngụy và chư hầu, chúng thực hiện chiến lược “Bình

định nông thôn”, “Tiêu diệt và bình định” mở rộng chiến dịch “về làng” bắt bớ,

càn quét, đánh phá, lấn chiếm vùng giải phóng. Yêu cầu cấp bách đối với cách mạng là phải tập trung cao độ và tìm hướng đi đúng đắn cho việc phòng ngự và chiến đấu tại đây. Nhất là đối với khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng, Mỹ - Ngụy thể hiện bản chất tàn bạo của chế độ thực dân kiểu mới, Mỹ thực hiện chiến dịch “đốt

sach, phá sạch, giết sach” ở khắp các vùng nông thôn. Đối với xã Kỳ Anh là xã

được giải phóng và có phong trào cách mạng hoạt động mạnh nên địch tổ chức hành quân càn quét dữ dội, lùng ráp vây bắt nhiều chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội bị tra tấn, thủ tiêu.

Từ năm 1965 – 1967 nhiều vụ thảm sát tàn khốc đã sảy ra, sát hại rất nhiều người vô tội như vụ thảm sát ở Thủy Bồ (Điện Bàn) làm 145 người chết... gây phẫn nộ trong nhân dân trước sự độc ác của quân Mỹ - Ngụy. Đặc biệt với các vùng được giải phóng trong tỉnh nói chung, trong đó có Tam Thăng. Trước tình hình đó, cùng với cả huyện, tỉnh; Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh quyết tâm thực

30

hiện phương châm “một tấc không đi, một ly không rời”, quyết “bám đất, bám

làng” tận dụng mọi thời cơ đánh địch. Nhưng là một xã vùng cát, địa hình địa vật

bất lợi cho việc tác chiến, ẩn nấp lâu dài, địch càn sẽ phát hiện và tiêu diệt lực lượng ta dễ dàng.

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và hơn nửa là trước yêu cầu cách mạng căng thẳng lúc bấy giờ để giữ vững căn cứ đồng thời tạo mối liên hoàn giữa vùng đông Tam Kỳ và giữ vững thành quả mà nhân dân Tam Thăng đã giành được năm 1964. Quán triệt nghị quyết 15 của Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vào tháng 5 năm 1965, hạ quyết tâm “Chưa giải phòng Miền Nam còn đánh, chiến tranh gì

cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh và lâu bao nhiêu cũng đánh. Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước tiên bằng 2 chân và 3 mũi để góp kinh nghiệm cho toàn miền Nam và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ”; rất thẳng thắng và ngắn gọn như cách người miền Trung vẫn làm, Đảng bộ và nhân dân Tam Thăng đã hạ quyết tâm cao thực hiện địa đạo trên toàn bộ các thôn xóm để làm nơi ẩn nấp cho cán bộ và bộ đội hoạt động tại địa phương tránh tổn thất khi địch đánh phá ác liệt bằng bom đạn và phi pháo.

Ngày 1 tháng Giêng năm 1965 nhân dân Thạch Tân đào hầm chiến đấu, cất giữ lương thực mở đầu cho phong trào địa đạo, đánh giặc giữ làng trong toàn xã. Tuy nhiên đầu năm 1966 Địa đạo mới hình thành, chưa nối tiếp liên hoàn và chưa có sự bố trí hợp lý. Khi địch càn vào làng do bị lộ miệng hầm tại vườn nhà ông Khanh địch kêu gọi đầu hàng nhưng cán bộ, dân quân chống trả ngoan cường, quyết liệt, 12 du kích xã đã hi sinh vì lúc đang hoạt động và nấp dưới địa đạo thì bị phát hiện, chúng đã cho quân bủa vây vòng ngoài và ném lựu đạn nổ, lựu đạn cay xuống hầm rồi dùng rơm rạ hun khói vào địa đạo, 12 du kích biết rằng nếu thoát ra ngoài thì sẽ có thêm nhiều đoạn địa đạo khác bị phát hiện và sẽ có thương vong nhiều hơn nửa, đồng thời nơi ẩn náu và hoạt động của bộ đội ta tại đây sẽ không còn, chắc chắn chúng sẽ cho xe tăng thiết giáp san bằng làng thành bình địa, tác hại khôn lường, nguy cơ mất làng, mất nơi hoạt động là rất lớn. Vì vậy, 12 du kích đã ôm nhau chết ngạt trong hầm.

31

Sau tổn thất to lớn ấy du kích đối phó địch ngay bằng phương thức “nối kết và cách ly”. Từ tháng 5 năm 1965 đào liên tục đến cuối năm 1967 thì hệ thống địa đạo được hoàn thành. Cùng với thời gian này có địa đạo Củ Chi ( Tp Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc ( Quảng Trị), địa đạo Phú An – Phú Xuân (Đại Lộc) được ra đời.

Địa đạo Kỳ Anh được đào trên phần lớn các thôn xóm trong xã bao gồm 9 thôn: Thái Nam, Thạch Tân, Vĩnh Bình, Mỹ Cang, Tân Thái, Thăng Tân, Kim Đới, Ngọc Mỹ, Quý Thượng, 3 thôn còn lại không đào: Xuân Quý, Tĩnh Thủy và Ngọc Nam. Trong đó bề thế và to lớn nhất hơn là địa đạo tại 2 thôn Thạch Tân và Vĩnh Bình. Bởi nơi đây ngoài các yếu tố hỗ trợ tự nhiên như: Cây cối rậm rạp, kênh mương, đình, nhà dân liền kề, dưới tầng đất cát trắng còn có một lớp đất cóc ( đá

ong), khó bị sụp lún.

Do lúc này địch thường xuyên bắn phá, ném bom dữ dội và hành quân lấn chiếm. Nên công việc đòi hỏi khẩn trương, nhanh chóng, bí mật nên mọi hoạt động đào địa đọa đều diễn ra ban đêm vào khoảng 2h sáng, để đảm bảo an toàn cho nhân dân và đảm bảo bí mật trong quá trình hoạt động. Ban đầu công việc được giao cho những đồng chí đáng tin cậy nhưng dần dần về sau địch đánh phá ác liệt nhưng yêu cầu cách mạng phải hoàn thành sớm, nên huy động tất cả nhân dân tham gia vào hoạt động đào địa đạo không phân biệt trai gái, già trẻ, lớn bé với những dụng cụ thô sơ: cuốc xẻng, xà beng, rỗ, trọc,... Tuy đời sống thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn trong tình thế lúc bấy giờ, ban ngày phải đối phó với đich, ban đêm ra sức đào địa đạo cho hoàn thành sớm nhất có thể để phục vụ cách mạng nhưng nhân dân Tam Thăng quyết tâm cống hiến cả sức người, sức của vào địa đạo với mong muốn ngày độc lập sẽ đến gần:

“ Củ khoai củ sắn rau luộc muối rang Mẹ chị sẵn sàng đi quyên đi góp” “Kẻ cuốc người khiêng, kẻ đào, người xúc

Phụ nữ lập đức gánh đất góp công Các bác các ông đan phên dót cọc Tiếng đào lôi cát vang dọc xóm làng

32

Thiếu nhi sẵn sàng đào nhanh như chớp” (Ca dao ở Kỳ Anh thời chống Mỹ)

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 29 - 32)