Làng nghề dệt chiếu

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 44 - 45)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.6. Làng nghề dệt chiếu

Nghề dệt chiếu cói ở làng Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã có từ lâu đời, nay còn giữ gìn và phát triển bên cạnh nghề làm nông của nhiều hộ gia đình. Dệt chiếu là nghề phụ nhưng lại là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở Thạch Tân. Cùng với địa đạo Kỳ Anh (di tích lịch sử cấp Quốc gia), nghề dệt chiếu là một nét đẹp làng nghề có thể khai thác tốt cho việc tham quan du lịch.

Cây lác (còn gọi là cói), ban đầu mọc tự nhiên trên các bờ rạch, ruộng triền sông, dần dần cư dân Thạch Tân khai thác những mảnh đất ven sông ấy thành những mảnh ruộng chuyên canh cây lác. Những chiếc chiếu được dệt ra từ làng Thạch Tân tuy không đẹp bằng chiếu làng nghề Nga Sơn (Thanh Hóa), nhưng rất bền, được người dân nông thôn Quảng Nam ưa chuộng. Nghề chiếu nơi đây là phụ và cũng không có nhà thờ Tổ nghề. Vì vậy, đình Thạch Tân, nơi thờ những tiền nhân của họ, những người đã đem cái nghề ở phương Bắc vào nên họ xem đình làng cũng là nơi lưu giữ linh hồn nghề chiếu lác của cha ông.

Hiện nay, kinh tế phát triển, cùng với những sản phẩm chiếu sợi ni-lông dễ dùng và đẹp, lại nữa tiền thu nhập cho một sản phẩm chiếu không được là bao, nên

45

nghề dệt chiếu ở Thạch Tân có phần lắng xuống, nhưng không vì thế mà người dân nơi đây đánh mất đi nghề truyền thống cha ông của mình đã lưu lại từ hàng trăm năm. Thạch Tân có cánh đồng chuyên trồng cói để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho làng nghề.

Cách để làm nên một chiếc chiếu hoàn chỉnh mà bất kỳ du khách nào ghé đến cũng muốn được một lần trải nghiệm: Đầu tiên, người dân sẽ tiến hành cắt coi từ cánh đồng cói gần thôn, đây được coi là nguồn nguyên liệu có sẵn để đảm bảo cho làng nghề được hoạt động liên tục mà không phải lo tới việc chạy vạy nguyên liệu. Tiếp theo, khi đưa những bó cói về nhà, người thợ sẽ tiến hành chẻ nhỏ sợi cói ngay tại sân nhà. Sau khi phơi thật khô qua nhiều nắng, các sợi cối được chẻ nhỏ khi trước sẽ được nhuộm thành nhiều màu trông thật bắt mắt và chọn một ngày nắng tốt để sợi được đưa ra phơi và khô đều.

Cuối cùng các sợi cói sẽ được đưa vào khung và bắt đầu dệt, mỗi khung dệt thường có hai người thợ thao tác, người đưa sợi và người dệt. Một thành phẩm được coi là đẹp mắt và đạt chất lượng là một tấm chiếu với màu sắc hài hòa, các sợi cói được dệt sít nhau, chắc chắn.

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 44 - 45)