Địa đạo Vĩnh Bình

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 41)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.2. Địa đạo Vĩnh Bình

Phía bắc giáp với xã Bình Nam, phía tây giáp thôn Thạch Tân và Thái Nam, phía Nam giáp sông Đầm. Địa đạo được đào với chiều sâu ước tính khoảng 10km phân bố trên toàn bộ thôn, có nhiều ngõ ngách như ô bàn cờ được đòa dưới tầng đất cóc, cách mặt đất từ 1 – 1,5m, có chiều cao từ 1,2 – 1,5m, chiều ngang từ 0,8 – 1m. Địa đạo có 4 hầm cứu thương, 20 hầm ẩn dật, 10 hầm công khai, 1 hầm chuẩn bị tác chiến, 4 hầm đào xuyên qua giếng ( ví dụ giếng nhà ông Kỳ có 3 miệng hầm thông ra địa đạo có tác dụng là điểm cảnh giới, báo tin và lấy nước ra địa đạo) và 3 hầm để thoát nước ra sông Đầm, tránh ứ đọng nước vào mùa mưa.

Ngoài ra trong những ngôi nhà, những khu vườn của dân thường có những miệng hầm địa đạo để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân lên xuống bí mật. Cán bộ địa phương cữ những bà mẹ có hầm trong khu vực nhà mình chăm lo, cảnh giới và nuôi cán bộ khi trú ngụ tại địa đạo, hay khu vườn nhà lão mù Hồ Kỳ, ông tuy không sáng mắt nhưng lại sáng lòng, ông đã tỉ mẫn đan sọt tre, đóng ván gỗ, đổ đất trồng rau cỏ để che đậy các ngách hầm địa đạo. Ông lão ngụy trang khéo léo đến nổi khi địch đuổi tới, bủa vây tìm kiếm khắp trong ngoài vẫn không thể ngờ rằng bên dưới những sọt tre, máng gỗ kia là ngách hầm địa đạo.

Địa đạo được hoàn thành thể hiện sự thông minh, sáng tạo và tài tình của quân và dân Tam Thăng lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)