Kết quả hoạt động của chi nhánhVPĐKĐĐ Hà Nội quận Thanh Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận thanh xuân, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 59 - 68)

giai đoạn 2012 - 2016

4.2.2.1. Công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính

Kể từ năm 1981 cho đến nay để phục vụ cho công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính, Tổng cục quản lý ruộng đất sau đổi tên thành Tổng cục địa chính đã ban hành các văn bản quy định biểu mẫu HSĐC đó là Quyết định 56/QĐ-ĐC ngày 05/11/1981, Quyết định 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/1995, Thông tư 346/1998/TT-ĐC, Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001, Thông tư 29/2004/TT-TNMT, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ TN&MT (và hiện nay là Thông tư 24/2014/TT- BTNMT theo Luật Đất đai 2013).

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính: được lập và quản lý, sử dụng từ những năm 1994 - 1995 theo Chỉ thị 364/CT, ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ. Hồ sơ địa giới hành chính gồm bản đồ địa giới, sơ đồ vị trí các mốc, bản mô

tả…hiện đang được quản lý, lưu trữ đồng bộ ở các cấp và các mốc địa giới hành chính cũng tồn tại trên thực địa đảm bảo mốc giới không xê dịch, được thể hiện trên bản đồ.

- Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập theo Thông tư 29/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành trước đây nhằm đảm bảo tính chính xác trong công tác quản lý đất đai.

- Hệ thống hồ sơ địa chính hiện nay của quận Thanh Xuân đang được thiết lập theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ TN&MT. Để tăng cường hiệu quả trong quản lý đất đai, UBND quận đã quyết liệt chỉ đạo UBND 11 phường hoàn thành công tác lập, cập nhật hồ sơ địa chính, đến nay, UBND 11 phường đã cơ bản hoàn thành việc lập, cập nhật hồ sơ địa chính. Tính đến ngày 31/12/2016 kết quả lập HSĐC quận Thanh Xuân được thế hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả lập hồ sơ địa chính quận Thanh Xuân TT Đơn vị Loại bản đồ Số tờ bản đồ Tỷ lệ Sổ địa chính (quyển) Sổ mục kê (quyển) Sổ theo dõi biến động (quyển) Sổ cấp GCN (quyển) 1/200 1/500 1 Thanh Xuân Bắc BĐĐC 33 33 38 1 1 1

2 Thanh Xuân Trung BĐĐC 62 62 8 3 1 1

3 Thanh Xuân Nam BĐĐC 29 29 34 3 1 1

4 Thượng Đình BĐĐC 43 43 19 2 1 1 5 Khương Đình BĐĐC 20 20 23 2 1 1 6 Hạ Đình BĐĐC 19 19 21 1 1 1 7 Khương Trung BĐĐC 56 46 10 28 3 1 1 8 Kim Giang BĐĐC 17 17 9 1 1 1 9 Phương Liệt BĐĐC 58 58 22 2 1 1 10 Khương Mai BĐĐC 79 79 21 2 1 1 11 Nhân Chính BĐĐC 35 4 31 17 2 1 1 Tổng 451 354 97 240 22 11 11

Qua bảng 4.5 cho ta thấy:

+ Tổng số sổ địa chính: 240 quyển; + Tổng số tờ bản đồ địa chính: 451 tờ; + Tổng số sổ mục kê: 22 quyển;

+ Tổng số sổ đăng ký biến động: 11 quyển; + Tổng số sổ cấp GCN: 11 quyển.

- Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính được tiến hành từ năm 1995 cho đến ngày 31/12/1996 đã hoàn thành theo tiêu chuẩn kĩ thuật của bộ TN&MT và cho tới hiện nay công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính ngày càng được hoàn thiện với tổng số tờ bản đồ địa chính được lập tính đến ngày 31/12/2016 là 451 tờ bản đồ.

- Với nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai ngày càng cao như hiện nay thì công tác lưu trữ các thông tin thuộc tính của thửa đất ngày càng trở nên cần thiết hơn, tính đến năm 2016 trên địa bàn quận Thanh Xuân đã cấp tạo được 240 quyển sổ địa chính, 22 quyển sổ mục kê, 11 quyển sổ theo dõi biến động đất đai và 11 quyển sổ cấp GCN, đây được coi là kết quả rất đáng khích lệ trong công tác lập hồ sơ địa chính.

4.2.2.2.Công tác chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế - xã hội trên địa bàn quận cũng có những bước chuyển biến nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất đai theo đó cũng biến động không ngừng đặc biệt là các khu vực đô thị, quanh các trục đường giao thông chính và trung tâm các xã, thị trấn. Ở những khu vực này, giá đất tăng nhanh không ngừng do đó người dân cũng tích cực hơn trong việc thực các quyền của người sử dụng đất. Do đó, đòi hỏi công tác cập nhật và chỉnh lý biến động về sử dụng đất phải được thực hiện thường xuyên và liên tục để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa.

Tuy nhiên, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn quận chưa được đồng bộ và đầy đủ ở 3 cấp: tỉnh, quận, phường. Việc cập nhật biến động trên hồ sơ địa chính hầu như chưa thực hiện được. Nhiều bản đồ địa chính đã biến động trên 40% nhưng chưa được chỉnh lý, sổ mục kê chưa được cập nhật biến động. Một số xã đã tiến hành triển khai chỉnh lý biến động nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay.

Bảng 4.6. Kết quả cập nhật chỉnh lý biến động STT Năm Hồ sơ 1 2012 88 2 2013 133 3 2014 155 4 2015 147 5 2016 153 Tổng 676

Nguồn: Số liệu điều tra

Trong giai đoạn 2012 - 2016, chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội quận Thanh Xuân đã cập nhật chỉnh lý biến động được 676 hồ sơ về việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số lượng hồ sơ cập nhật chỉnh lý biến động của quận hàng năm được giải quyết chiếm tỷ lệ thấp.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên:

- Hệ thống văn bản pháp lý, quy định về HSĐC thay đổi nhiều lần, quy trình cập nhật chỉnh lý biến động trên HSĐC phức tạp, trùng lặp do cả 2 cấp đều phải thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ lưu ở cấp mình. Hơn nữa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ địa chính xã, thị trấn còn hạn chế về chuyên môn trình độ dẫn đến việc lập, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên. Mặt khác, cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như giải phóng mặt bằng, xây dựng, giao thông,…

- Ý thức tự giác đăng ký biến động về sử dụng đất của người dân còn rất hạn chế.

4.2.2.3. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quận Thanh Xuân đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường rà soát toàn bộ các thửa đất trên địa bàn, từ năm 1998 đến hết năm 2013 đã cấp được 45.626 thửa đất, đạt tỷ lệ 92%, về cơ bản hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn. Kết quả công tác đăng kí, cấp GCNQSDĐ, QSHN ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận từ năm 2012 đến năm 2016 được thể hiện ở bảng 4.7 qua báo cáo của phòng TN&MT như sau:

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện công tác cấp GCN QSDĐ ở quận Thanh Xuân từ năm 2012 - 2016

STT Tên Phường Năm Tổng

cộng

2012 2013 2014 2015 2016

1 Thanh Xuân Bắc 8 80 39 21 5 153

2 Thanh Xuân Nam 78 87 18 8 10 201

3 Thanh Xuân Trung 12 27 25 9 7 80

4 Thượng Đình 18 35 21 9 17 100 5 Hạ Đình 41 101 16 27 12 197 6 Khương Đình 92 101 21 15 18 247 7 Khương Trung 35 34 8 41 20 138 8 Khương Mai 1 2 9 25 19 56 9 Phương Liệt 51 19 29 24 51 174 10 Nhân Chính 59 204 100 195 67 625 11 Kim Giang 1 1 4 5 1 12 Tổng cộng 11 phường 396 691 290 379 227 1983

Nguồn: Phòng TN&MT Quận Thanh Xuân (2017)

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2016 cho thấy, số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm sau có chiều hướng cao hơn năm trước. Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy, công tác cấp GCNQSDĐ năm 2013 có chuyển biến rõ rệt, năm 2013, cấp được 1020 Giấy chứng nhận, đạt 102%, vượt chỉ tiêu được UBND Thành phố giao là 20 GCN. Việc tăng tiến độ cấp GCN nêu trên là do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong toàn quận đã giải quyết được những khúc mắc về mặt tâm lý với người dân, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân, và đặc biệt là lãnh đạo Quận ủy – UBND đã làm việc và xin ý kiến tháo gỡ được đối với những trường hợp tồn tại do lịch sử để lại như việc giao đất trái thẩm quyền nhưng phù hợp với quy hoạch là đất ở, làm cho công tác cấp GCN đạt tiến độ nhanh hơn. Hiện nay các phường vẫn đang triển khai tốt công tác GCNQSDĐ, phường Nhân Chính là phường có tỷ lệ cấp GCN đạt tỷ lệ cao nhất trong toàn quận.

Bảng 4.8. Kết quả cấp GCN theo nghị định 61/CP quận Thanh Xuân giai đoạn 2012 - 2016

STT Nội dung Năm Tổng

cộng 2012 2013 2014 2015 2016

1 Mua nhà theo NĐ 61/CP QL&PT

Nhà Hà Nội) 76 70 7 153

2 Mua nhà theo NĐ 61/CP

ĐTPT Nhà & ĐT – BQP) 42 29 14 85

3 Đất do quân đội quản lý 50 43 69 162

4 Nhà tái định cư, nhà dự án 210 187 931 697 2025

Qua bảng 4.8, với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và cùng với sự ủng hộ của nhân dân, trong giai đoạn 2012 - 2016, tổng số GCN quyền sở hữu nhà ở theo nghị định 61/CP được cấp trên địa bàn quận là 2425 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

Bảng 4.9. Kết quả kê khai đăng ký, cấp GCNQSDĐ theo Nghị định 61/CP trên địa bàn quận Thanh Xuân (đến tháng 12/2016)

TT Tên phường

Tổng số hồ sơ phải kê khai đăng ký cấp GCN QSDĐ Số hộ đã kê khai Số hộ đã cấp GCN QSDĐ Tổng số hộ chưa cấp GCNQSDĐ Hộ % Hộ % 1 Thanh Xuân Bắc 3299 3299 100 3206 97,2 93

2 Thanh Xuân Nam 3125 3125 100 3075 98,4 50

3 Thanh Xuân Trung 3377 3220 95,35 2577 76,3 800 4 Thượng Đình 2160 2160 100 2010 93,06 150 5 Hạ Đình 2842 2583 90,89 2451 86,24 391 6 Khương Đình 3285 2940 89,5 2648 80,7 637 7 Khương Trung 3032 2905 95,8 2600 85,8 432 8 Khương Mai 3020 3020 100 3012 99,8 8 9 Phương Liệt 4020 3918 97,5 3062 76,2 958 10 Nhân Chính 3722 3603 96,8 2824 75,9 898 11 Kim Giang 2508 2508 100 2498 99,6 10 Tổng số 34.390 33.308 96,85 29.963 87,13 4.427 Nguồn: Phòng TN & MT quận Thanh Xuân ( 2017)

Qua bảng 4.9 toàn quận Thanh Xuân có 34.390 hộ gia đình, cá nhân cần kê khai đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo nghị định 61/CP của Chính phủ. Cho đến nay đã kê khai đầy đủ là 33.308 hộ, chiếm tỉ lệ 96,85% số hộ cần phải kê khai đăng ký, số còn lại là 1.082 hộ chưa kê khai do có những khó khăn vướng mắc chưa được tháo gỡ. Số hồ sơ còn lại là 4.427 hồ sơ chưa được cấp GCN do quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại quận còn rườm rà, yêu cầu các chủ thể đăng ký cung cấp nhiều loại giấy tờ phức tạp có giá trị chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở: Giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán, giấy tờ chuyển nhượng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, bản án…và nhiều lý do khác. Hồ sơ cấp GCNQSDĐ do các công ty kinh doanh và phát triển nhà, Công ty quản lý nhà của Bộ Quốc Phòng…, lập và hoàn thiện hồ sơ và trình UBND quận cấp GCN.

* Thực trạng chưa được tháo gỡ trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân

Hiện nay, trên địa bàn quận Thanh Xuân đang tồn tại các trường hợp trong năm qua chưa được tháo gỡ.

- 281 thửa đất có vi phạm pháp luật đất đai nhưng nay phù hợp quy hoạch đất ở, đề nghị được cấp Giấy chứng nhận thuộc các phường Nhân Chính, phường Thanh Xuân Bắc, phường Hạ Đình, phường Khương Đình, phường Thanh Xuân Nam, phường Khương Trung.

- 3.990 thửa đất có vi phạm pháp luật đất đai, hiện tại không phù hợp quy hoạch đất ở nhưng đã sử dụng ổn định làm đất ở trước thời điểm quy hoạch được phê duyệt, xin ý kiến tháo gỡ thuộc các phường Thanh Xuân Bắc, phường Thanh Xuân Trung, phường Khương Đình, phường Hạ Đình, phường Khương Trung, phường Nhân Chính.

- 376 thửa đất nằm trong các Kết luận Thanh tra nhưng đến nay chưa thực hiện, xin ý kiến tháo gỡ thuộc các phường Nhân Chính, phường Thanh Xuân Trung, phường Khương Đình.

- 1.246 thửa đất nằm trong phạm vi đã có Quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng đến nay đã quá 03 năm nhưng chưa triển khai thực hiện, xin ý kiến tháo gỡ thuộc các phường Thanh Xuân Bắc, phường Thanh Xuân Nam, phường Khương Đình, phường Hạ Đình, phường Khương Trung, phường Thượng Đình, phường Nhân Chính.

- 111 thửa đất đang có tranh chấp, sẽ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận sau khi có tranh chấp được giải quyết xong thuộc các phường Nhân Chính, phường Thanh Xuân Nam, phường Thanh Xuân Bắc, phường Khương Đình, phường Hạ Đình, phường Kim Giang.

4.2.2.4. Công tác cung cấp thông tin đất đai

Công tác cung cấp thông tin đất đai trở thành một dịch vụ công thực sự kể từ khi thành lập Văn phòng đăng đất đai chi nhánh quận. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 2013, việc cung cấp thông tin chỉ mang tính chất trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau (như Phòng địa chính với cơ quan thuế) mà chưa có sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống này.

Từ khi được hình thành tới nay, năng lực của chi nhánh văn phòng đăng đất đai Hà Nội quận Thanh Xuân luôn được củng cố qua các năm về cơ sở vật chất cũng như về đội ngũ cán bộ đã góp phần tích cực để phục vụ hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Đến nay, chi nhánh văn phòng đăng đất đai Hà Nội quận Thanh Xuân thường xuyên cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu với số lượng tới 20 - 30 giao dịch mỗi tuần.

Tuy nhiên, với số lượng cán bộ và trang thiết bị hiện có, chi nhánh văn phòng đăng đất đai Hà Nội quận Thanh Xuân mới chỉ có thể đáp ứng được việc thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình là thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN, dịch vụ đo đạc. Do chưa được chú trọng đến công tác lưu trữ hồ sơ, chưa hoàn thiện được việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nên công tác cung cấp thông tin đất đai mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người sử dụng đất. Các đối tượng có nhu cầu cung cấp thông tin đất đai mới chủ yếu ở dạng tìm hiểu các thông tin phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch về chuyển nhượng mà chưa bao trùm toàn bộ các nhu cầu khác còn lại.

Do đó có thể nói, chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội quận Thanh Xuân chưa có điều kiện để triển khai thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính; công tác cung cấp thông tin đất đai mới chỉ ở dạng cung cấp thông tin ở dạng đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu của người có nhu cầu thực hiện dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận thanh xuân, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 59 - 68)