Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận thanh xuân, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 46)

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân là một trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố. Địa giới hành chính của quận như sau: (Hình 4.1).

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí quận Thanh Xn - Thành phố Hà Nội - Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy; - Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy;

- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông; - Phía Nam giáp quận Hồng Mai, huyện Thanh Trì; - Phía Đơng giáp quận Hai Bà Trưng.

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Mai, Khương Trung, Thượng Đình (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì, cịn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang).

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo, thủy văn

Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5 - 6 mét so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5-5,6m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2m, một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5m.

Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị. Trên địa bàn quận Thanh Xuân có quốc lộ số 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã Tư Sở qua Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi các tỉnh miền Tây Bắc như Hịa Bình, đi Phú Thọ theo Quốc lộ 21...Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thơng chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường Vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Ngoài ra trên địa bàn quận cịn có một mạng lưới giao thơng nội bộ nối liền giữa các trục giao thơng chính và các phường trong tồn quận với các quận, huyện giáp ranh. Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ.

Quận Thanh Xn có 2 con sơng thốt nước chính của Thành phố là sơng Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó cịn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và gĩữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án cơng viên hồ Điều Hịa Nhân Chính đang được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu quận Thanh Xn có chung chế độ khí hậu của Thành phố thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1.600 mm, một năm có hai mùa rõ rệt. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, q trình phong hóa, chế độ bồi tích và đến hoạt động nơng nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, quận Thanh Xuân hiện nay có 2 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê và đất bạc màu. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên khơng được các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ là loại đất

chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khơ hạn, kết dính khi ngập nước, nếu sản xuất nơng nghiệp cho năng suất cây trồng thấp. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai đã chuyển đổi sang các mục đích phi nơng nghiệp.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ: là 2 con sơng chính là sơng Tơ Lịch và sơng Lừ Sét. Ngồi ra cịn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Thành phố Hà Nội nhiều nơi bị ơ nhiễm nghiêm trọng, trong đó có cả quận Thanh Xuân. Tại các phường Khương Trung, Khương Đình, Hạ Đình đã có hiện tượng ơ nhiễm nước mặt và nước ngầm.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu. Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn vẫn ổn định sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mặt khác do kết quả thực hiện gói kích cầu của Chính phủ nên nhiều doanh nghiệp đã đầu tư có chiều sâu và duy trì phát triển sản xuất. UBND Quận đã chủ động xây dựng triển khai thực hiện chương trình hành động về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Triển khai thực hiện kế hoạch tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể để chỉ đạo thực hiện. Tiếp tục rà soát, kiểm tra các hộ cá thể sau đăng ký kinh doanh tại địa bàn các phường và thực hiện các bước kế hoạch chuyển đổi mơ hình quản lý chợ.

Cơ cấu kinh tế một số năm gần đây của quận Thanh Xuân được thể hiện tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Giá trị, cơ cấu kinh tế quận Thanh Xuân qua một số năm theo giá hiện hành theo giá hiện hành

Ngành Năm 2012 Năm 2016 Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 1.928,5 100 2.477,0 100 Công nghiệp 958,6 49,70 994,0 40,13 Dịch vụ 969,9 50,29 1.483,0 59,87

Nguồn: Phòng Thống kê quận Thanh Xuân ( 2017)

Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh, năm 2012 đạt 1.928,5 tỷ đồng, sang năm 2016 đạt 2.477,0 tỷ đồng gấp 1,28 lần so với năm 2013.

4.1.2.2. Dân số và lao động

Năm 2016, dân số của quận là 235.791 người (cuối năm 2015), trong đó nữ giới là 117.836 người chiếm 49,97%, nam chiếm 50,03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong vịng 3 năm qua là 1,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1,44%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83%. Dân số của quận tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong các ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%/năm, số hộ thốt nghèo đạt bình qn 78 hộ/năm. Thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23.886 lao động, bình quân hàng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, trên địa bàn đã hình thành các khu cơng nghiệp, trung tâm thương mại hiện đại. Một số khu đô thị mới hình thành giúp thay đổi bộ mặt của quận theo hướng hiện đại hóa. Thanh Xuân hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phịng ln được giữ vững. Trong lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kế hoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; mức hưởng thụ về các dịch vụ y tế tăng cao, tỷ lệ các hộ dân được sử dụng nước sạch tăng nhanh.

* Giao thông

Trong những năm qua, hệ thống đường giao thông của quận Thanh Xuân đã được đầu tư nâng cấp mạnh như đổ atphan hoặc bê tông xi măng, cấp phối. Các tuyến đường do phường quản lý hầu hết đã được bê tơng hóa.

* Cấp - Thốt nước

Thanh Xn có hệ thống tiêu thốt nước được phân bố đều trên địa bàn các phường, tuy nhiên do q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh trong những năm gần đây, khi xuất hiện những trận mưa lớn và tập trung, do hệ thống tiêu thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ nên vẫn còn nhiều điểm ngập úng cục bộ, đây là vấn đề cần phải đầu tư nhằm khắc phục hạn chế này trong giai đoạn tới.

4.1.2.4. Văn hóa xã hội * Giáo dục - Đào tạo

Trên địa bàn quận có trên 20 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Mạng lưới các cơ sở giáo dục - đào tạo được phân bố ở các phường trong tồn quận với tổng diện tích là 40,27 ha.

Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững và có những mặt phát triển, chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Thanh Xuân là quận đạt chỉ tiêu cao so với toàn Thành phố về tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi; chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được đánh giá là cao với các quận, huyện khác trong thành phố. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học trong quận đã được đào tạo tương đối cơ bản với mức chuẩn khá cao.

* Y tế

Trên địa bàn quận có 1 Trung tâm y tế và 11 trạm Y tế các phường: triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, các chương trình y tế hàng năm. Giám sát, phát hiện, triển khai kịp thời các biện pháp phịng dịch, khơng để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, phối hợp với Sở Y tế tổ chức diễn tập phương án phòng chống dịch cúm A-H1N1 tại phường Nhân Chính. Tăng cường cơng tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân và trực cấp cứu, không để xảy ra phát dịch và ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

* Văn hóa

Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực, góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân

tộc. Nhiều cơ sở vật chất được xây dựng, một số lĩnh vực có bước phát triển tốt và chuyển biến rõ nét.

* Thể dục - thể thao

Các phong trào xây dựng đời sống văn hố mới được triển khai tích cực và sơi động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nền nếp. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được chính quyền các cấp tổ chức sâu rộng, thiết thực, góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhiều cơ sở vật chất được xây dựng. Một số lĩnh vực có bước phát triển tốt và chuyển biến rõ nét.

* Năng lượng

Hiện trạng hệ thống cung cấp điện của toàn quận đủ dùng cho sinh hoạt và sản xuất với tiêu chuẩn thấp, hệ thống cấp điện cần được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

* Bưu chính - viễn thơng

Đài truyền thanh quận duy trì đều đặn các chương trình phát thanh hàng ngày, chất lượng tin bài có tiến bộ; cơ sở vật chất kỹ thuật của đài truyền thanh từ quận đến phường được đầu tư đồng bộ, đảm bảo phủ sóng ổn định ở 100% số phường trong quận, đáp ứng yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị của quận. Đã phối hợp chỉ đạo triển khai mạng Truyền hình cáp Hà Nội tại các phường.

* Quốc phòng và an ninh

An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn quận được giữ vững. Bảo vệ an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, duy trì tốt trật tự an tồn giao thơng, trật tự cơng cộng. Duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Bảo đảm an tồn các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn Thành phố và quận. Đảm bảo công tác quốc phòng, quân sự địa phương, chủ động phịng ngừa, khơng để xảy ra các đột biến, khủng bố, phá hoại, bạo loạn; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của quận. 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của quận Thanh Xuân

Theo kết quả Thống kê đất đai, hiện trạng sử dụng đất quận Thanh Xuân phân theo 11 phường trực thuộc quận như sau:

Bảng 4.2. Tổng diện tích đất tự nhiên phân theo ĐVHC phường

STT Tên phường Diện tích (ha) Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích 908,97

1 Phường Phương Liệt 93,77 10,32%

2 Phường Nhân Chính 160,84 17,70%

3 Phường Thượng Đình 66,50 7,32%

4 Phường Khương Mai 106,62 11,73%

5 Phường Kim Giang 21,37 2,35%

6 Phường Thanh Xuân Trung 108,46 11,93%

7 Phường Khương Trung 73,69 8,11%

8 Phường Thanh Xuân Bắc 47,62 5,24%

9 Phường Khương Đình 130,04 14,31%

10 Phường Thanh Xuân Nam 30,83 3,39%

11 Phường Hạ Đình 69,23 7,62%

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Thanh Xuân (2016)

Diện tích đất tự nhiên của các phường trong quận phân bố không đồng đều, lớn nhất là phường Nhân Chính 160,84 ha, chiếm 17,70% diện tích đất tồn quận, nhỏ nhất là phường Kim Giang 21,37 ha, chiếm 2,35% diện tích đất tồn quận. Hiện nay, quận Thanh Xuân đã khai thác đưa vào sử dụng đất cho nhu cầu các cá nhân, các tổ chức là 848,81 ha, bằng 93,45% diện tích tự nhiên. Bình qn diện tích tự nhiên trên đầu người là 39,59 m2.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất quận Thanh Xuân năm 2016

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện

tích đất

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính

(1+2+3) 908,97 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 14,99 1,65 1.1 Đất trồng lúa LUA - 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 14,60 1,61 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS - 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,39 0,04

2 Đất phi nông nghiệp PNN 886,26 97,50

2.1 Đất ở tại đô thị ODT 370,34 40,74

2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 6,10 0,67

2.3 Đất quốc phòng CQP 79,33 8,73

2.4 Đất an ninh CAN 12,90 1,42

2.5 Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp DSN 64,29 7,07

2.6 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 128,40 14,13

2.7 Đất có mục đích cơng cộng CCC 172,96 19,03

2.8 Đất cơ sở tôn giáo TON 1,94 0,21

2.9 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2,77 0,30

2.10 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

NHT NTD 4,56 0,50

2.11 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON 15,74 1,73

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 26,94 2,96

2.13 Đất phi nông nghiệp khác PNK -

3 Đất chưa sử dụng CSD 7,72 0,85

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 7,72 0,85

Nguồn: Phòng TN&MT quận Thanh Xuân ( 2016)

Quận Thanh Xn có tổng diện tích đất tự nhiên là 908,97 ha, chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên của thủ đơ Hà Nội. Trong đó:

- Đất nơng nghiệp có 14,99 ha, chiếm 1,65% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nơng nghiệp có 886,26 ha, chiếm 97,50% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng có 7,72 ha, chiếm 0,85% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất nơng nghiệp 1.65% Đất phi nơng nghiệp 97.50% Đất chưa sử dụng 0,85%

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất quận Thanh Xuân năm 2016

4.1.3.1. Đất nông nghiệp

Năm 2016, quận Thanh Xn có diện tích Đất nơng nghiệp có 14,99 ha, chiếm 1,65% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm khác: 14,60 ha, chiếm 97,39% diện tích đất nơng nghiệp.

- Đất nông nghiệp khác: 0,39 ha chiếm 2,6% đất nông nghiệp.

Hiện trạng sử dụng và quản lý đất nhóm đất nơng nghiệp thuộc các phường Hạ Đình, Khương Đình, Phương Liệt, Kim Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận thanh xuân, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 46)