2.2.2 .Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng đất đai
2.4.1. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của VPĐKĐĐ
2.4.1.1. Tình hình thành lập
Theo báo cáo của Cục Đăng ký thống kê - Tổng cục Quản lý đất đai, tính đến tháng 12 năm 2016 cả nước đã có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập VPĐK cấp tỉnh. Trong đó, Hậu Giang là tỉnh thành lập sớm nhất (06/9/2004), Điện Biên là tỉnh chậm nhất (28/03/2007). Có 39 tỉnh thành lập đúng thời hạn quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP (trước 01/7/2005).
Bảng 2.1. Tình hình thành lập VPĐK các cấp năm 2016
Chia theo vùng STNMT VPĐK cấp tỉnh VPĐK cấp huyện
Cả nước 63 63 537
1. Miền Núi Phía Bắc 15 15 90
2. Đồng Bằng Bắc Bộ 10 10 112 3. Bắc Trung Bộ 6 6 51 4. Nam Trung Bộ 8 8 67 5. Tây Nguyên 5 5 47 6. Đông Nam Bộ 6 6 50 7. Tây Nam Bộ 13 13 120
Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai (2016).
Ở cấp huyện có 02 tỉnh chưa thành lập VPĐK cấp huyện là: Phú Thọ và Ninh Thuận do khối lượng giao dịch về đất đai ở địa phương chưa nhiều và khó khăn về kinh phí để duy trì bộ máy của VPĐK; sự lý giải này thể hiện sự nhận thức của Chính quyền địa phương về mục đích, vai trị và nhiệm vụ của việc thành lập VPĐK còn hạn chế.
Trong số các tỉnh đã thành lập VPĐK cấp huyện có 5 tỉnh đã thành lập xong VPĐK cho tất cả các huyện gồm Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Có 7 tỉnh mới chỉ thành lập 1 văn phịng đăng ký tại đơ thị gồm Cao Bằng, Thái Nguyên, Hải Dương, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Một số VPĐK khơng trực thuộc Phịng Tài ngun và Mơi trường theo quy định mà trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện như huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, đã dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ trong tổ chức, chỉ đạo cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, sự phân tán trong quản lý hồ sơ địa chính; làm cho thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thêm phức tạp, kéo dài do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan này.
2.4.1.2. Nguồn nhân lực của Văn phòng đăngký đất đai
Theo báo cáo Tổng cục Quản lý đất đai năm 2009, số lượng lao động của các VPĐK cấp tỉnh hiện còn hạn chế. Tổng số cán bộ của 63 VPĐK cấp tỉnh, tính đến tháng 12 năm 2009 là 1.733 người, trung bình mỗi VPĐK cấp tỉnh có 27 người. Trong tổng số lao động hiện có của các VPĐK cấp tỉnh thì có 824 người trong biên chế nhà nước (chiếm 47,62%) và có 909 người hợp đồng dài hạn (chiếm 52,38 %). Tổng số lao động của 537 VPĐK cấp huyện tính đến tháng 12 năm 2009 có 5.566 người, trung bình mỗi VPĐK có 10 người.
Về trình độ chun mơn của đội ngũ lao động tại các VPĐK cấp huyện hầu hết đều đã được đào tạo chuyên mơn ở trình độ từ trung cấp trở lên. Tuy nhiên, chỉ có một phần nhỏ (khoảng 20%) lao động đã làm việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường; đại đa số (khoảng 80%) lao động mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm cơng tác. Đây là khó khăn rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc chuyên môn của VPĐK. (Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai năm 2009).
2.4.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ
Theo Quyết định thành lập thì hầu hết các VPĐK hiện nay đều có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Thông tư số 38/2004/TTLT/BNV- BTNMT; tuy nhiên trên thực tế, chức năng, nhiệm vụ của các VPĐK ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập:
(1) Phần lớn các VPĐK các cấp sau khi thành lập đều đã đi vào hoạt động nhưng còn lúng túng, chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao; chủ yếu mới thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền và thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai;
(2) Nhiều địa phương VPĐK cấp tỉnh cịn có sự chồng chéo hoặc chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ với các đơn vị khác của Sở gây nên khó khăn, lúng túng, chậm trễ và những bất cập trong triển khai thực hiện như:
- Chồng chéo với Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính;
- Chồng chéo chức năng với các phịng chun mơn của Sở trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; thậm chí có VPĐK của Sở (Hà Nội) còn thực hiện thủ tục biến động đất đai của hộ gia đình và cá nhân;
Một số tỉnh còn giao cho VPĐK một số nhiệm vụ khác như: Định giá đất khi thi hành án, tham gia thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ tư vấn (như Nam Định, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang).
(3) Nhiều VPĐK cấp huyện được thành lập nhưng chưa phân định rõ hoặc còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với Phịng Tài ngun và Mơi trường. Nhiều địa phương Lãnh đạo Phòng TN&MT coi VPĐK như bộ máy giúp việc của Phịng để thực hiện tất cả các cơng việc quản lý nhà nước về đất đai;
(4) Một số VPĐK các cấp chưa thực hiện đúng chức năng xác nhận, chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: có địa phương VPĐK cấp tỉnh làm thủ tục để Lãnh đạo Sở ký xác nhận (như Hà Nội); có địa phương VPĐK cấp tỉnh hoặc cấp huyện xác nhận cả những trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở hoặc Phịng TN&MT (trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất); nguyên nhân có sự lẫn lộn này một phần do quy định phân cấp chính lý Giấy chứng nhận tại Điều 57 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hiện nay chưa hợp lý.
2.4.1.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của VPĐK
Hiện nay, hầu hết các VPĐKĐĐ đều có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTNMT- BNV-BTC. Tuy nhiên, trên thực tế, chức năng, nhiệm vụ của các VPĐK ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể:
- Phần lớn các VPĐKĐĐ các cấp sau khi thành lập đều đã đi vào hoạt động nhưng còn lúng túng, chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao; chủ yếu mới thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền và thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai;
- Nhiều địa phương VPĐKĐĐ cấp tỉnh còn có sự chồng chéo hoặc chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ với các đơn vị khác của Sở gây nên khó khăn, lúng túng, chậm trễ và những bất cập trong triển khai thực hiện như: chồng chéo với Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, lưu trữ hồ
sơ địa chính; chồng chéo chức năng với các phịng chun mơn của Sở trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai. Một số tỉnh còn giao cho VPĐK một số nhiệm vụ khác như: Định giá đất khi thi hành án, tham gia thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ tư vấn (như Nam Định, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang);
- Nhiều VPĐKĐĐ cấp huyện được thành lập nhưng chưa phân định rõ hoặc còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với Phịng Tài ngun và Mơi trường. Nhiều địa phương Lãnh đạo Phòng TN&MT coi VPĐKĐĐ như bộ máy giúp việc của Phòng để thực hiện tất cả các công việc quản lý Nhà nước về đất đai;
- Một số VPĐK các cấp chưa thực hiện đúng chức năng xác nhận, chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có địa phương, VPĐKQSDĐ cấp tỉnh làm thủ tục để Lãnh đạo Sở ký xác nhận (như Hà Nội); có địa phương VPĐKQSDĐ cấp tỉnh hoặc cấp huyện xác nhận cả những trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở hoặc Phòng TN&MT (trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất); nguyên nhân có sự lẫn lộn này một phần do quy định phân cấp chính lý Giấy chứng nhận tại Điều 57 của Nghị định số 181/2004/NĐ- CP hiện nay chưa hợp lý.