Kết quả giao đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2015 (Trang 62 - 75)

4.3.1.1. Kết quả giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân

a. Giao đất ở mới

Hàng năm, dân số tăng lên kéo theo nhu cầu về đất ở tăng lên, để đáp ứng nhu cầu này, UBND thành phố tiến hành chỉ đạo UBND các xã, phường lập quỹ kế hoạch giãn dân dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt. Thực hiện Luật Đất Đai năm 2013, UBND thành phố Thanh Hóa căn cứ vào quỹ đất của địa phương, tận dụng diện tích đất nông nghiệp có năng suất thấp, đất chưa sử dụng và đất chuyên dụng ít sử dụng để giao cho hộ gia đình cá nhân làm đất ở. Kết quả giao đất ở của thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện ở bảng 4.3.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, toàn thành phố Thanh Hóa đã thực hiện giao đất ở mới cho 17.342 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 1.541.400 m2 tại 178 vị trí của 32 xã, phường. Trong đó, các xã có diện tích giao đất ở nhiều nhất tập trung ở các xã, phường: Phường Phú Sơn, phường Đông Thọ, phường Nam Ngạn, xã Quảng Thành, phường Đông Vệ, đây là các xã nằm ven các trục đường chính của thành phố cũng như của tỉnh và quốc lộ 1A có giao thông thuận lợi, tập trung đông dân cư nên nhu cầu về đất ở rất lớn. Xã có diện tích giao đất lớn nhất là xã Đông Hải, đã giao 215,500 m2 cho 2.270 hộ gia đình, cá nhân, phường Ngọc Trạo, phường Điện Biên, phường Ba Đình là các phường nằm ở trung tâm của thành phố tập trung các cơ quan hành chính của thành phố cũng như của tỉnh, các trung tâm dịch vụ, trường học, bệnh viện… nên diện tích giao đất cho các hộ gia đình cá nhân ở đây thấp để xây dựng các trụ sở trong thành phố. Tại các xã, phường mới sát nhập về thành phố Thanh Hóa diện tích giao đất ở cho các hộ gia đình các nhân cũng tương đối thấp do người dân đã ổn định lâu dài và không gần trung tâm thành phố nên số điểm giao và số hộ được giao có tỷ lệ thấp. Việc thực hiện giao đất ở mới cho các hộ gia đình, cá nhân các xã, phường được căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Định mức cấp đất ở mỗi xã, phường là khác nhau và cũng khác đối với vị trí giao đất.

Bảng 4.3. Kết quả giao đất ở mới

trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tại xã, phường giai đoạn 2011-2015

STT Xã, phường Số điểm giao đất Diện tích (m2) Số hộ được giao (hộ) Bình quân diện tích (m2/hộ) 1 Hàm Rồng 8 36.100 470 76,81 2 Đông Thọ 15 93.500 1,140 82,02 3 Nam Ngạn 12 118.600 1,480 80,14 4 Trường Thi 6 8.300 108 76,85 5 Điện Biên 2 15.600 190 82,11 6 Phú Sơn 16 103.500 1,150 90,00 7 Lam Sơn 8 46.200 556 83,09 8 Ba Đình 4 11.500 136 84,56 9 Ngọc Trạo 3 3.800 46 82,61 10 Tào Xuyên 2 90.000 956 94,14 13 Đông Vệ 11 188.200 2,046 91,98 14 Đông Sơn 6 10.300 128 80,47 15 Tân Sơn 2 2.800 40 70,00 16 Đông Cương 8 45.400 480 94,58 17 Đông Hương 9 161.200 1,900 84,84 18 Đông Hải 7 215.500 2,270 94,93 19 Đông Tân 4 25.000 250 100,00 20 Đông Lĩnh 5 15.500 165 93,94 21 Đông Vinh 2 4.800 60 80,00 22 Hoằng Lý 2 2.700 30 90,00 23 Hoằng Quang 3 7.900 85 92,94 24 Quảng Thịnh 2 5.600 60 93,33 25 Quảng Đông 5 15.200 162 93,83 26 Quảng Phú 4 9.900 116 85,34 27 Quảng Hưng 9 158.900 1,728 91,96 28 Quảng Thắng 6 87.400 970 90,10 29 Quảng Thành 12 48.600 511 95,11 30 Thiệu Dương 2 2.350 28 83,93 31 Thiệu Khánh 1 1.050 11 95,45 32 Thiệu Vân 2 6.000 70 85,71 Tổng 178 1.541.400 17.342 88,88

Định mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân căn cứ theo Quyết định 2413/2005/QĐ-UBTH ngày 01/09/2005 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về ban hành quy định hạn mức đất ở; Quyết định số 4463/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa là đô thị nên hạn mức tối đa 120 m2/hộ.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, năm 2015 có diện tích đất ở được giao nhiều nhất với 362.880 m2, tại 60 điểm giao đất cho 4.015 hộ gia đình, cá nhân. Có thể nhận thấy rằng diện tích giao đất ở mới trên địa bàn thành phố tương đối ổn định và có sự tăng dần qua các năm do nhu cầu của người dân trên địa bàn toàn tỉnh muốn về thành phố sinh sống và làm việc. Năm 2011 là năm có diện tích đất ở mới giao thấp nhất, thành phố đã thực hiện giao 203.772 m2 cho 2.750 hộ gia đình, cá nhân tại 19 điểm giao đất. Điều này cho thấy số hộ có nhu cầu về đất ở đều được giải quyết, hầu như không có sự tồn đọng từ năm này qua năm khác. Kết quả được thể hiện ở hình 4.3 và bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả giao đất ở mới giai đoạn 2011-2015 Năm Diện tích (m2) Số điểm giao Số hộ được giao đất Bình quân diện tích (m2/hộ) 2011 203.772 19 2.750 74,10 2012 342.507 27 3.389 101,06 2013 307.874 31 3.710 82,98 2014 324.367 41 3.478 93,26 2015 362.880 60 4.015 90,38 Tổng 1.541.400 178 17.342 88,88

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Thanh Hóa Để đánh giá thực trạng giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, đề tài đã thực hiện điều tra bằng phiếu điều tra đối với 60 hộ gia đình, cá nhân được giao đất, kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Qua công tác điều tra bằng phiếu đối với các hộ gia đình, cá nhân về công tác giao đất nhìn chung công tác giao đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thực hiện tương đối tốt giúp người dân ổn định cuộc sống sau khi nhận đất, cụ thể:

- Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 100% các hộ gia đình sau khi được giao đất đã được UBND thành phố Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được UBND thành phố rất chú trọng, quan tâm và đẩy nhanh tiến độ để người dân có thể yên tâm ổn định cuộc sống sau khi được giao đất theo quy định.

- Về tiền sử dụng đất: Có 50 hộ gia đình (chiếm 83,33%) đánh giá ở mức phù hợp; 10 hộ (chiếm 16,67%) vẫn thấy cao nguyên nhân do nhiều hộ gia đình, cá nhân mới chuyển đến thành phố sống, công ăn việc làm chưa ổn định đi với đó là mức thu nhập kinh tế của các thành viên trong gia đình chưa được cao.

- Về tình trạng sử dụng đất: Đa số các hộ gia đình cá nhân (71,67%) sau khi được giao đất đã đưa vào sử dụng; còn 16,67% chưa đưa vào sử dụng do họ chưa có nhu cầu ở, một số tìm được nơi ở khác tốt hơn nên hiện tại họ chưa sử dụng, đang để trống. Còn có một bộ phận 11,67% sau khi được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất họ đã chuyển nhượng cho các hộ gia đình khác có nhu cầu cần đất để ở hơn.

Bảng 4.5. Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân được giao đất tại thành phố thành phố Thanh Hóa về công tác giao đất

TT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 60 100,00 1.1 Đã cấp 60 100,00 1.2 Chưa cấp - - 2 Tiền sử dụng đất 60 100,00 2.1 Cao 10 16,67 2.2 Phù hợp 50 83,33 2.3 Thấp - - 3 Tình trạng sử dụng đất 60 100,00 3.1 Đã đưa vào sử dụng 43 71,67

3.2 Chưa đưa vào sử dụng 10 16,67

3.3 Đã chuyển nhượng quyền SDĐ 7 11,67

4 Kinh tế gia đình sau khi được giao đất 60 100,0

4.1 Tăng lên 37 61,67

4.2 Không đổi 23 38,33

4.3 Giảm đi - -

5 Cơ sở hạ tầng nơi được giao đất 60 100,0

5.1 Tốt 36 60,00 5.2 Bình thường 24 40,00 5.3 Kém - - 6 Trình tự, thủ tục được giao đất 60 100.0 6.1 Phức tạp 12 20,00 6.2 Bình thường 48 80,00 6.3 Đơn giản - -

7 Thời gian được giao đất ở mới 60 100.0

7.1 Nhanh 13 21,67

7.2 Bình thường 37 61,67

7.3 Chậm 10 16,67

8 Môi tường tại khu vực được giao đất ở 60 100,0,

8.1 Tốt 37 61,67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8.2 Bình thường 23 38,33

8.3 Ô nhiễm - -

đất đã được UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kết cấu hạ tầng, kết nối với các tuyến đường chính của thành phố và các khu đô thị vệ tinh tạo điều kiện cho việc đi lại giao thương; 38,33% (23 hộ) thì kinh tế vẫn giữ nguyên, hầu như đây là các hộ gia đình cá nhân cán bộ, công chức nhà nước nên việc được giao đất ở mới không ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình. Nói chung, sau khi được giao đất thì không có hộ nào kinh tế giảm sút, các hộ vẫn ổn định cuộc sống như trước đây và một số gia đình thì có điều kiện phát triển kinh tế hơn.

- Về cơ sở hạ tầng nơi được giao đất: Có 36 hộ gia đình (chiếm 60,0%) đánh giá tốt, còn 24 hộ (chiếm 40,0%) thấy bình thường và không có hộ nào kém; về môi trường tại khu vực giao đất, có 37 hộ (chiếm 61,67%) thấy tốt, còn 23 hộ chiếm (38,33%) thấy bình thường và không có hộ nào thấy ô nhiễm. Để có được sự đánh giá cao về cơ sở hạ tầng và môi trường của người dân thì trước khi giao đất UBND thành phố đã phối hợp cùng với các cơ quan chuyên môn tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, xử lý môi trường, bãi tập kết rác thải phù hợp không gây ô nhiễm để khi người dân được giao đất có thể xây dựng nhà và ở luôn để đảm bảo cuộc sống ngay sau khi được giao đất.

- Về trình tự, thủ tục được giao đất: UBND tỉnh, UBND thành phố đã có những cơ chế nhằm cải cách thủ tục hành chính về việc giao đất ở mới nên có 80,0% các hộ thấy bình thường, còn lại 20,0% đang còn cảm thấy phức tạp. Đi cùng với trình tự, thủ tục được giao đất là thời gian được giao đất ở mới. Từ khi thực hiện trình tự giao đất đến khi các hộ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có 61,67% các hộ thấy bình thường, 21,67% thấy nhanh. Tuy nhiên, vẫn còn 16,67% hộ gia đình thấy tiến độ vẫn còn chậm. Trong thời gian tới, UBND thành phố sẽ tích cực điều chỉnh, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân hơn đảm bảo chủ trương cải cách thủ tục hành chính mà UBND tỉnh chỉ đạo.

Nhìn chung, công tác giao đất ở mới cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đều được thực hiện một cách đồng bộ và được UBND thành phố, cùng các cấp ban ngành liên quan đặc biệt chú trọng nhằm ổn định đời sống của người dân sau khi được giao đất ở tại khu vực mới, việc giao đất cũng đảm bảo tính công bằng, không có tranh chấp, tạo quỹ đất sạch cho thành phố thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân cũng như sự phát triển chung của cả tỉnh.

b. Giao đất ở thông qua hình thức đấu giá

Để tạo ra môi trường đấu giá quyền sử dụng đất ngày càng hoàn thiện, sát với thực tế UBND tỉnh Thanh Hóa đã có các quyết định số 359/2012/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 1440/2013/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 về việc sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 27 Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 359/2012/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 4949/2015/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, việc thực hiện giao đất ở mới trên địa bàn thành phố tại nhiều điểm đã thông qua hình thức đấu giá QSDĐ. Từ đó đến nay, thành phố đã tiến hành giao đất ở thông qua hình thức đấu giá tại 110 điểm. Tổng hợp kết quả giao đất ở mới thông qua hình thức đấu giá tại Thanh phố Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả giao đất ở mới thông qua hình thức đấu giá tại thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015

Năm Số điểm giao Số lô Diện tích (ha) Số tiền ước tính thu được (tr,đồng)

Số tiền thu được sau khi đấu giá

(tr,đồng) chênh lệch (lần) 2011 17 3.268 25,97 335.370 412.444 1,23 2012 19 3.053 20,31 446.820 556.184 1,24 2013 23 3.126 17,42 285.660 332.792 1,16 2014 22 3.045 10,42 210.500 251.600 1,20 2015 29 3.975 26,77 462.020 553.410 1,20 Tổng 110 16.467 100,89 1.740.370 2.106.430 1,21

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Thanh Hóa Kết quả cho thấy, số tiền thu được sau khi đấu giá lớn hơn rất nhiều số tiền ước tính thu được trước đó. Tổng hợp kết quả giao đất trong 5 năm tại 110 điểm thông qua hình thức đấu giá thì số tiền sử dụng đất thu nộp vào ngân sách

nhà nước là 2.106.430 triệu đồng, gấp 1,21 lần so với số tiền ước tính thu được (tập trung chủ yếu ở khu đô thị ven Sông Cầu Hạc, khu đô thị Nam thành phố, khu đô thị cầu Cao). Có thể thấy rằng việc giao đất thông qua hình thức đấu giá đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai khi Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, Công tác đấu giá quyền sử dụng đất nhằm thực hiện chủ trương “Đổi đất lấy hạ tầng” tại thành phố Thanh hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đến nay, hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã được áp dụng thường xuyên, nguồn thu ngân sách nhà nước tăng lên rất nhiều. Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất giúp cho cơ sở hạ tầng của các xã, phường dần hoàn thiện, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, việc giao đất thông qua hình thức đấu giá cũng bộc lộ những hạn chế, đó là có những trường hợp có nhu cầu thực sự về đất ở nhưng không được giao đất vì hộ không đủ khả năng kinh tế, trong khi lại có nhiều hộ gia đình sau nhiều năm được giao đất nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở. Thực tế này đặt ra yêu cầu đối với công tác lập quy hoạch sử dụng đất của các xã, phường, khi quy hoạch cần phải xác định những vị trí giao đất giãn cư thông thường và vị trí giao đất có đấu giá. Từ đó sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đại đa số người dân mà vẫn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Qua kết quả điều tra 60 hộ gia đình cá nhân về công tác đấu giá quyền sử dụng đất cho thấy:

- 100% các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại các quyết định đấu giá do UBND tỉnh và UBND thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2015 (Trang 62 - 75)