Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2015 (Trang 49 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Dưới dự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trong những năm qua kinh tế của huyện đã có những bước phát triển vững chắc, ổn định (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015

ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2011 2015 Bình quân giai đoạn 2011-2015

Tổng GDP 1.649,6 3.869,96 18,6

1 Công nghiệp, xây dựng 709.6 1.702,26 25,2

1.1 Công nghiệp 467,4 1.191,58 22,8

1.2 Xây dựng 242 510,68 10,4

2 Nông nghiệp, thủy sản 99,5 243,3 5,3

3 Dịch vụ 840,7 1924,4 18,4

Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Thanh Hóa đã có mức tăng trưởng kinh tế đáng kể. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 18,05%/năm, cao hơn thời kỳ 2005 - 2010 là 2,75%. GDP thành phố chiếm 13,76% GDP của tỉnh Thanh Hóa.

GDP bình quân năm 2015 đạt 2.366 tỷ đồng, tăng 2,15 lần so với năm 2011 và gấp 3,3 lần so với bình quân chung của tỉnh. Đặc biệt công nghiệp, xây dựng có tốc độ tăng cao đạt bình quân 2,8%/năm. Giá trị sản xuất gấp 2,5 lần so với năm 2011.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số: Theo số liệu thống kê năm 2015,

dân số thành phố Thanh Hóa là 210.551 người, mật độ dân số 3.637 người/km2

(gấp hơn 10 lần so với toàn tỉnh); trong đó, dân số thành thị là 150.143 người, chiếm tỷ lệ 71,31%, dân số nông thôn là 60.408 người chiếm tỷ lệ 28,69%. Cơ cấu dân số nông thôn có xu hướng tăng, năm 2012 dân số nông thôn 58.122 người chiếm 28,41%; năm 2014 chiếm 28,69%.

Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 0,73%, trong đó dân nội thị tăng 0,69%/năm, dân ngoại thị tăng 0,77%/năm. Tỷ lệ tăng dân số cơ học là 0,7%/năm. Chia theo khu vực, dân số thành thị (phi nông nghiệp) tăng trung bình 3,12%/năm, dân số nông nghiệp giảm 1,9%/năm.

Thành phố Thanh Hóa có cơ cấu dân số tương đối trẻ, 57% dân số trong độ tuổi lao động. Trình độ dân trí tương đối cao, hầu hết được phổ cập PTCS (cấp II). Đặc biệt dân số có trình độ học vật từ PTTH (cấp III) trở lên của thành phố Thanh Hóa nói riêng, của tỉnh Thanh Hóa nói chung đều cao hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2015, tổng số lao động trong độ tuổi là 126.279 người chiếm 59,99% dân số toàn thành phố. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 98.947 người, trong đó: Lao động khối nông nghiệp là 32.504 người chiếm 33,31%; lao động công nghiệp, xây dựng la 44.323 người chiếm 44,79%; lao động khối dịch vụ là 21.670 người, chiếm 21,90%. Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch theo xu hướng tích cực, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 34,89% năm 2001 xuống còn 29,51% năm 2010, nhưng trong giai đoạn 2011 - 2015 lao động nông nghiệp tăng lên 33,31%, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng giảm xuống 21,9% năm 2014.

Số lượng lao động có trình độ KHKT năm 2015 là 60.790 người, chiếm 61,61% tổng số lao động trong tuổi, tăng 14,62% so với năm 2013. Tỷ lệ lao động được đào tạo của thành phố Thanh Hóa khá cao so với mức trung bình của cả tỉnh Thanh Hóa (27%) và tập trung chủ yếu ở khu vực quản lý Nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số toàn thành phố là 210.551 người. Lao động trong độ tuổi là 126.279 người, chiếm 59,99% tổng số dân. Lao động đang làm việc trong ngành KTQD là 98.947 người, chiếm tỷ lệ 46,99% tổng dân số và chiếm 78,35% số người trong độ tuổi lao động.

Cùng với việc chỉ đạo và phát triển kinh tế - xã hội, chính sách lao động và giải quyết việc làm được lãnh đạo thành phố quan tâm đặc biệt. Giai đoạn 2011 - 2015, mỗi năm đã có 6 - 7 nghìn người được giải quyết việc làm, trong 5 năm đã có gần 1.800 người đi xuất khẩu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2015 là 1,96%, giảm 2% so với năm 2011.Tỷ lệ nghèo năm 2015 còn 2%, giảm 6,6% so với năm 2010.

Đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 31.888 triệu đồng, tương đương 1.678 USD (giá hiện hành), gấp 1,69 lần so với năm 2010.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Giao thông đô thị đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo an toàn và thuận tiện. Hiện tượng ùn tắc giao thông chỉ xảy ra cục bộ và không thường xuyên trên một số đoạn đường trong thành phố. Mạng lưới giao thông ngày càng hoàn chỉnh, giải tỏa được nhiều ách tắc giao thông; một số tuyến đường mới đã và đang được đầu tư như: Đại lộ Lê Lợi kéo dài, đường Lê Thánh Tông, quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố, Đại lộ Nam sông Mã, đường Ngã Ba voi đi Sầm Sơn; nhiều tuyến đường nội thành đã được nâng cấp đồng bộ cả mặt đường, vỉa hè, thoát nước và cây xanh; một số tuyến đường lớn đang tiếp tục được đầu tư, nâng cấp.

b. Thủy lợi

Thành phố đang tích cực chuẩn bị và triển khai dự án cải tạo hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn ADB trong những năm tới. Thời gian qua hệ thống thoát nước từng bước được đầu tư, hệ thống sông trong thành phố đang được triển khai nạo vét, kè (dự án tiêu úng Đông Sơn), công trình thoát nước đầu mối được cải tạo, các rãnh thoát nước nội thành được nâng cấp nên tình trạng ngập úng kéo dài trong mùa mưa bão đã giảm nhiều.

Tuy nhiên thành phố Thanh Hóa vẫn chưa có hệ thống thoát nước riêng biệt, nước thải chưa qua xử lý hoặc đã xử lý sơ bộ và nước mưa được dẫn qua hệ thống các cống, rãnh, hồ ao và kênh thủy lợi ra các sông chính nên dễ gây ô nhiễm môi trường ở những khu vực bị ngập úng.

c. Bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc đô thị về cơ bản đã chuyển từ hệ thống dây nổi sang hệ thống cáp ngầm, góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị.

Các dịch vụ bưu chính - viễn thông, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền, điện thoại, điện báo… phát triển nhanh và đa dạng, cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới, chất lượng tăng dần.

Tổng số máy điện thoại thuê bao đã tăng từ 68.016 chiếc năm 2011 lên 76.180 chiếc năm 2015, nâng tỷ lệ điện thoại bình quân từ 34 máy/100 dân lên 40 máy/100 dân.

người năm 2015, tỷ lệ tăng bình quân 200%/năm giai đoạn 2011 - 2015.

d. Cơ sở văn hóa

Hoạt động văn hóa đã đáp ứng kịp thời được nhiệm vụ tài chính trên địa bàn thành phố, tuyên truyền kịp thời chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương nhiệm vụ của địa phương.

Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng gia đình, phố, làng văn hóa, cơ quan có nếp sống văn hóa. Đến năm 2015 thành phố đã có 345 đơn vị khai trương xây dựng đơn vị văn hóa; đã có 1 phường và 143 phố, thôn được công nhận là đơn vị văn hóa, 70 cơ quan có nếp sống văn hóa; 105/243 phố, thôn có nhà văn hóa. Cuộc vận động “xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” được triển khai sâu rộng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, động viên được nhiều tổ chức và tầng lớp nhân dân tham gia,

Công tác quản lý di tích, danh lam thắng cảnh, quản lý dịch vụ văn hóa được quan tâm hơn, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, số đề, văn hóa phẩm độc hại, mại dâm… đang từng bước được ngăn chặn..

Phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ đã trở thành nề nếp trong các tầng lớp nhân dân và ngày càng phát triển. Số câu lạc bộ thể thao ngày càng nhiều, tính đến năm 2015 đã có 250 câu lạc bộ, khoảng 100.000 người thường xuyên luyện tập thể thao, 45% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, tăng 4,5% so với năm 2011.

e. Cơ sở y tế

UBND thành phố Thanh hoá đã tạo điều kiện để việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày một tốt hơn; nhiều bệnh viện, phòng khám tư được thành lập, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương; ngành y tế đã thực hiện tốt chế độ khám chữa bệnh cho người có công, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn; thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và hoạt động hành nghề y dược; kịp thời dập tắt các ổ dịch, không để bùng phát trên diện rộng. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được quan tâm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì dưới 0,7%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 còn 14,5% giảm 3% so với năm 2011.

Thành phố Thanh Hóa có 2 bệnh viện với quy mô 140 giường bệnh (không kể bệnh viện tuyến tỉnh nằm trên địa bàn thành phố).

Tất cả 18 xã, phường đều có trạm y tế với 90 giường bệnh.

Tổng số cán bộ y tế là 237 người (kể cả cán bộ của Trung tâm y tế dự phòng), trong đó: Bác sỹ 51 người; Dược sỹ Đại học 2; Dược sỹ trung học 5, Y sỹ, điều dưỡng viên 75; trung học khác có 5; Đại học khác có 7.

Trung bình 1.000 dân có một bác sỹ.

Các chương trình y tế quốc gia được tiến hành đều đặn và có hiệu quả.

f. Cơ sở giáo dục - đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2015 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)