Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lý 105045’00’’ kinh độ Đông, 19045’20’’ - 19050’08’’ vĩ độ Bắc. Có ranh giới hành chính tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa; - Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương; - Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn; - Phía Tây giáp huyện Đông Sơn.
Hình 4.1. Sơ đồ thành phố Thanh Hóa
Nằm ở vị trí rất thuận lợi về địa lý, giao thông - vị trí trung tâm trên các tuyến giao thông huyết mạch bao gồm đường bộ, đường sắt và đường sông. Cách
Nam Bắc Bộ; thành phố nằm về phía Nam bờ sông Mã; cách Khu kinh tế Nghi Sơn 40 km về phía Nam, cách thị xã Sầm Sơn 15 km về phía Đông, cách thị xã Bỉm Sơn 35 km về phía Bắc; cách sân bay Sao Vàng 35 km về phía Tây, có Quốc lộ 1A, có đường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy qua với điểm dừng là ga Thanh Hoá và nhiều tuyến đường Tỉnh lộ khác tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện Tây Bắc của tỉnh và nước bạn Lào.
- Nằm bên dòng sông Mã, có cảng Lễ Môn dễ dàng thông ra biển, chỉ cách bờ biển phía Đông 8km. Trong tương lai thành phố Thanh Hóa sẽ được mở rộng về phía thị xã Sầm Sơn để hình thành một liên đô thị có quy mô lớn; cửa ngõ thông ra biển Đông cho phép thành phố phát huy được lợi thế phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, kể cả dịch vụ quá cảnh cho nước bạn Lào, trực tiếp là tỉnh Hủa Phằn thông qua tuyến Quốc lộ 217.
- Là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa của cả tỉnh Thanh Hóa (một tỉnh đông dân, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, trình độ dân trí cao,…), là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế, nghiên cứu khoa học,… của tỉnh và cả trung ương; có các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học; là đầu mối giao thông, bưu chính viễn thông của toàn tỉnh. Là nơi giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền trong tỉnh; là nơi thu hút tập trung khối lượng hàng hóa dịch vụ lớn nhất của cả tỉnh để phân phối đi các huyện trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu,…
Vị trí địa lý có lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Thanh Hóa mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước cũng như nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những cực phát triển phía Nam vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn cho thành phố Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới: Đó là thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, tránh tụt hậu so với cả nước.
4.1.1.2. Địa hình
Thành phố Thanh Hóa nằm gọn trong khu vực đồng bằng với địa hình khá bằng phẳng có hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình từ 5 - 10 m so với mực nước biển, thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải cũng như các hoạt động thương mại,…
Thiệu Hóa) men theo Hữu Ngạn sông Mã đến chân cầu Hàm Rồng, trong núi có nhiều hang động đặc biệt là động Cô Tiên và hang Mắt Rồng là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Phía Nam có núi Một và núi Ngọc Long nằm trên đất làng Mật Sơn (phường Đông Vệ), trên núi có nhà máy nước do người Pháp xây dựng từ năm 1931.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo tài liệu của Trạm Dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa (tiểu vùng Ib). Có đặc trưng về khí hậu như sau:
- Tổng nhiệt độ trung bình năm khoảng 8.6000 C, nhiệt độ trung bình năm
từ 23,3 - 23,60C, trong đó có những ngày lên tới 400C, hoặc có ngày nhiệt độ xuống thấp lạnh tới 50C. Do tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng
200C. Mùa nóng kéo dài 5 tháng: Từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình
khoảng 250C.
- Độ ẩm trung bình cả năm khá cao khoảng 80 - 85%, độ ẩm xuống thấp
cực điểm khi có gió mùa Đông Bắc hanh heo 50% vào những ngày có gió Tây khô nóng 45%; đồng thời có lúc độ ẩm lên cao tới 90%.
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.730 - 1.980 mm, tuy nhiên có năm
lượng mưa đạt 2.560 mm và cũng có năm lượng mưa chỉ thấp 870 mm. Mưa chia làm hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, còn lại từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 15%. Trung bình hàng năm có 140 ngày mưa. Tính biến động liên tục về mưa đã dẫn tới rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước cũng như trong việc tổ chức sản xuất, sinh hoạt và gây trở ngại cho việc cấp thoát nước trong thành phố.
- Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1.730 giờ, tổng lượng bức xạ trung
bình ngày đạt 280 - 320 cal/cm2/ngày.
4.1.1.4. Thủy văn
- Nguồn nước mặt: Thành phố Thanh Hóa nằm trong lưu vực hai con sông là sông Mã và sông Chu. Khu vực đô thị thành phố Thanh Hóa có các sông: Thọ Hạc,
Kênh Vinh và sông nhà Lê chảy theo các hướng từ Tây Bắc, Tây Nam xuống Đông Nam.
Sông Mã có trữ lượng khá lớn, hàng năm đổ ra biển khoảng 17 tỷ m3 nước và có khả năng để phát triển thủy điện. Đoạn sông Mã chảy qua thành phố chịu ảnh hưởng của nhật triều. Tuy nhiên, độ lớn thủy triều tại sông Mã chỉ đạt từ 0,3 - 0,5 m; tại sông Quảng Châu 0,3 - 0,4 m và các kênh mương khác đạt 0,2 - 0,3 m.
Các sông của thành phố phần lớn đều bị ô nhiễm như sông Hạc, sông Nhà Lê. Hàm lượng phần lớn của chất nguyên sinh hữu cơ thấp; độ khoáng hóa, độ kiềm, độ cứng của nước đều thấp. Việc xác định diễn biến của thành phần hóa học trong nước theo thời gian cũng như dọc sông trước khi đặt vấn đề sử dụng là việc làm cần được lưu ý, xem xét.
Ngoài nguồn nước mặt là các con sông, thành phố Thanh Hóa còn có hệ thống ao, hồ cũng có khả năng cung cấp nước tại chỗ và điều tiết nguồn nước thải của thành phố như Hồ Thành , hồ Đồng Chiệc…
- Nguồn nước ngầm:
Kết quả đánh giá của Cục Khảo sát Địa chất Việt Nam cho thấy tầng ngầm với trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng cách thành phố 5 km về phía Tây Bắc, tầng nước ngầm sâu 30 m trong giới hạn có đá gốc và dự kiến có công suất khai thác ổn định khoảng 6.000 m3/ngày đêm.
Số liệu hiện có cho thấy thành phố Thanh Hóa không có tầng bồi tích ngậm nước với trữ lượng lớn.