Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 38 - 39)

Phần 3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

- Thời vụ:

+Vụ thu đông: Gieo 20/8/2015. +Vụ xuân: Gieo từ5/2/2016.

- Mật độ: Gieo với mật độ và khoảng cách đã bố trí như trên. - Kỹ thuật làm đất: Làm đất bằng phẳng, đồng đều

- Kỹ thuật gieo: Gieo sâu 5 cm; 2 hạt/hốc, khi cây 3 - 4 lá tỉa để lại 1 cây/hốc

- Lượng phân bón: Theo từng công thức thí nghiệm.

* Đối với phân bón đơn

- Bón lót: Toàn bộ lượng phân lân, phân chuồng trước khi gieo - Bón thúc:

+ Lần 1: Khi cây ngô được 3 – 4 lá thật: bón 1/3 đạm + 1/3 kkali + Lần 2: Khi cây ngô được 7 – 9 lá: Bón 1/3 đạm + 1/3 kali + Lần 3: Khi cây ngô xoắn nõn : Bón 1/3 đạm + 1/3 kali

* Đối với phân NPK (20.20.15)

- Bón lót: phân chuồng trước khi gieo - Bón thúc: 2 lần

+ Lần 1: Khi cây ngô được 3 - 4 (1/2 lượng phân NPK + 1/2 lượng phân đơn bổ sung).

+ Lần 2: Khi cây ngô 9–10 (1/2 lượng phân NPK + 1/2 lượng phân đơn bổ sung còn lại).

* Đối với phân nén (16.10.12):Bón toàn bộ phân viên nén cùng phân chuồng khi gieo hạt.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

+ Xới vun sau mỗi lần bón thúc.

+ Phòng sâu xám bằng thuốc sâu Basudin 10H, rắc vào đất trước khi gieo hạt với lượng 18 g/ô.

+ Bắt sâu xám khi phát hiện cây bị hại.

+ Khi ngô được 9 – 10 lá rắc 4 – 5 hạt thuốc Vibam 5H vào nõn để phòng trừ sâu đục thân và đục bắp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)