TT Công thức
Thu đông 2015 Xuân 2016
Cao cây (cm) Cao bắp (cm) CB/CC Cao cây (cm) Cao bắp (cm) CB/CC 1 P1 224,7 102,7 0,457 226,8 102,7 0,453 2 P2 222,3 102,9 0,463 224,1 101,9 0,455 3 P3 221,5 102,3 0,462 222,8 103,1 0,463
Độ cao đóng bắp của giống ngô H119 cũng biến động không nhiều khi thay đổi các loại phân bón, chỉ từ 102,3 – 102,9 cm trong vụ thu đông và 101,9 – 103,1 cm trong vụ xuân.
Tỷ lệ giữa chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ở tất cả các công thức là khá hợp lý ở tất cả các công thức loại phân bón trong cả 2 thời vụ, chỉbiến động từ 0,457 – 0,463(thu đông 2015) và 0,453- 0,463 (xuân 2016).
Như vậy có thể thấy, loại phân bón khác nhau ảnh hưởng không nhiều đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô H119 trong cả 2 thời vụ. H119 có độ cao đóng bắp cân đối với chiều cao cây.
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây và độ cao đóng bắp của giống ngô H119 giống ngô H119
Đối với cây ngô việc tăng mật độ có ảnh hưởng khá rõ rệt đến chiều cao của cây, khi ta tăng mật độ dẫn đến sự cạnh tranh ánh sáng mặt trời nhiều hơn
cây ngô phải mạnh vươn lóngđể có thể đủ ánh sáng mặt trời cho quá trình sinh trưởng điều này đã làm tăng chiều cao cây một cách đáng kể.
Bảng 4.5 cho thấy:
Chiều cao cây của giống H119 có sự biến động khá rõ ràng khi ta thay đổi mật độ trồng ngô, trong vụ thu đông 2015 ở mật độ 5,1 vạn cây/ha (M3) chiều cao cây chỉ đạt 217,3 cm; khi tăng mật độ lên M2, chiều cao cây trung bình đạt 223,5 cm và ở mật độ M1 (7,7 vạn cây/ha) thì chiều cao cây của H119 đạt 227,6 cm (cao nhất trong các mật độ thí nghiệm). Vụ xuân 2016, sự biến thiên chiều cao cây cũng có quy luật tương tự như trong vụ thu đông 2015. Điều này chứng tỏ mật độ trồng ảnh hưởng đáng kể đến chiều cao của cây ngô, việc tăng mật độ ở một mức độ nào đó có thể sẽ làm tăng chiều cao của cây và ngược lại.