Các chỉ tiêu cấu thành năng suất của giống ngô H119

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 54)

4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô H119

Việc bón phân có ý nghĩa rất quan trọng đến năng suất của cây ngô.Hiện nay 95 % diện tích ngô ở Việt Nam là sử dụng các giống lai đơn. Nhưng để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống thì ngoài kỹ thuật canh tác thì phân bón cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chỉ có bón phân cân đối và hợp lý mới giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu năng suất

TT Công thức DB ĐKB SHH H/H P1000 TĐ 2015 Xuân 16 TĐ 2015 Xuân 16 TĐ 2015 Xuân 16 TĐ 2015 Xuân 16 TĐ 2015 Xuân 16 1 P1 16,5 16,5 4,3 4,4 14,5 14,4 36,0 36,4 356,2 345,8 2 P2 16,2 16,3 4,4 4,3 14,6 14,8 35,6 35,8 356,4 346,5 3 P3 16,0 16,2 4,4 4,3 14,5 14,5 36,2 36,0 353,2 345,0

Năng suất ngô phụ thuộc từ nhiều yếu tố như dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt, số hạt/hàng,... Kết quả theo dõi, bảng 4.9 cho thấy:

Trong cả 2 thời vụ và ở các loại phân bón khác nhau, H119 có chiều dài bắp trung bình và rất ổn định. Vụ thu đông 2015, chiều dài bắp của H119 biến động từ 16,0 cm – 16,5 cm; vụ xuân 2016 biến động từ 16,2 cm – 16,5 cm, sự khác biệt về chiều dài bắp của các nền (loại phân bón) khác nhau là không lớn, các công thức bón phân đơn có bắp dài hơn các công thức ở loại phân bón khác dù không rõ rệt.

Kết quả theo dõi cũng cho thấy, ở các công thức loại phân bón và thời vụ khác nhau H119 vẫn khá ổn định về đường kính bắp, số hàng hạt/bắp và số hạt/hàng; khối lượng 1000 hạt trong các công thức phân bón và cùng 1 thời vụ là khá ổn định, tuy nhiên ở mỗi công thức phân bón có khác nhua khi thời vụ khác nhau, ở công thức phân bón P1, P2, P3 có khối lượng 1000 hạt trong vụ thu đông và vụ xuân lần lượt là 356,2 g và 345,8 g; 356,4 g và 346,5 g; 353,2 g và 345,0 g.

Từ kết quả theo dõi, đánh giá có thể nhận xét, loại phân bón khác nhau (với cùng liều lượng) không có ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt của giống ngô lai H119 trong cả vụ xuân và vụ thu đông.

4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô H119 ngô H119

Khi tăng từ mật độ M3 lên M1 (sau mỗi công thức, mật độ tăng thêm từ 1 – 1,5 vạn cây/ha), các yếu tố cấu thành năng suất cũng có dao động khá rõ.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu năng suất

TT Công thức DB ĐKB SHH H/H P1000 TĐ 2015 Xuân 16 TĐ 2015 Xuân 16 TĐ 2015 Xuân 16 TĐ 2015 Xuân 16 TĐ 2015 Xuân 16 1 M1 15,8 15,9 4,1 4,2 14,2 14,5 34,0 34,2 339,8 340,6 2 M2 16,2 16,2 4,4 4,4 14,7 14,6 36,2 36,6 351,1 350,0 3 M3 16,7 16,9 4,4 4,5 14,7 14,6 36,6 36,7 356,1 356,7

Mật độ có ảnh hưởng rõ hơn đến các yếu tố cấu thành năng suất của H119. Trong cả 2 vụ, khi tăng mật độ từ M3 – M1 thì chiều dài bắp giảm từ 16,7 cm – 15,8 cm trong vụ thu đông và từ 16,9 cm – 15,9 cm trong vụ xuân. Chiều dài bắp tỷ lệ thuận với số hạt/hàng vì vậy ở mật độ M3 có số hạt/hàng cao hơn các mật độ khác, vụ thu đông biến động từ M3 – M1 là 36,6 hạt/hàng – 34,0 hạt/hàng và vụ xuân là từ 36,7 hạt/hàng – 34,2 hạt/hàng.

Ở các mật độ khác nhau số hàng hạt/bắp vẫn giữ được sự ổn định trong cả 2 thời vụ. Tuy nhiên, đường kính bắp có sự thay đổi đáng kể khi tăng mật độ, vụ thu đông đường kính bắp biến động từ M3 – M1 là 4,4 cm – 4,1 cm và vụ xuân từ 4,5 cm – 4,2 cm; ở mỗi công thức mật độ không có sự khác nhau đáng kể trong các thời vụ khác nhau.

Khối lượng nghìn hạt tỷ lệ nghịch với mật độ trồng ngô, ở mật độ thấp cây ngô sẽ nhận được nhiều ánh sáng, tích lũy được nhiều hơn chính vì vậy khối lượng nghìn hạt cũng cao hơn so với việc ta trồng ngô ở mật độ cao. Khối lượng nghìn hạt ở mật độ M3 đến M1 biến động từ 356,1 g – 339,8 g (vụ thu đông) và từ 356,7 g – 340,6 g (vụ xuân). Trong mỗi mật độ thì không có sự thay đổi nhiều về chỉ tiêu này trong các thời vụ khác nhau.

4.4.3. Tương tác giữa mật độ và phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất của H119

Kết quả theo dõi, đánh giá trình bày trong bảng 4.11 cho thấy:

Ở công thức có nền phân bón đơn (P1), khi mật độ tăng từ M3 đến M1, chiều dài bắp có biến động từ 17,1 cm đến16,0 cm (vụ thu đông 2015) và từ 17,2 cm đến16,1 cm (vụ xuân 2016). Tương tự như vậy, ở các nền phân bón P2 và P3, khi mật độ tăng, chiều dài bắp có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ, trong cùng nền phân bón, khi mật độ tăng chì chiều dài bắp có xu hướng giảm. Ở tất cả các nền phân bón và mật độ khác nhau thì công thức M3P1 có bắp dái nhất (17,1 cm trong vụ thu đông và 17,2 trong vụ xuân); công thức có bắp ngắn nhất trong cả 3 vụ là M1P3, chỉ đạt 15,7 cm và 15,8 cm.

Bảng 4.11. Tương tác giữa mật độ, loại phân bón đến dài bắp, đường kính bắp TT Công thức Dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) TĐ 2015 CV% Xuân 16 CV% TĐ 2015 CV% Xuân 16 CV% 1 M1P1 16,0 4,44 16,1 3,78 4,15 3,32 4,27 2,36 2 M2P1 16,5 3,01 16,3 3,81 4,32 3,26 4,43 2,32 3 M3P1 17,1 2,03 17,2 2,27 4,39 2,42 4,38 3,23 4 M1P2 15,8 3,07 15,9 3,65 4,14 2,22 4,16 3,18 5 M2P2 16,1 2,44 16,2 3,55 4,18 3,25 4,31 2,26 6 M3P2 16,8 2,76 16,9 3,52 4,25 2,30 4,41 2,34 7 M1P3 15,7 2,84 15,8 2,63 4,10 2,27 4,22 2,26 8 M2P3 16,0 3,47 16,1 3,18 4,15 2,32 4,38 3,20 9 M3P3 16,3 2,19 16,6 2,05 4,22 3,39 4,27 3,19 Ở cùng một mật độ với các nền phân bón khác nhau cho thấy, công thức trên nền phân bón đơn có bắp dài hơn các nền phân NPK tổng hợp và phân viên nén, mặc dù sự chênh lệc là không đáng kể.

Kết quả trên cho thấy, mật độ có ảnh hưởng đến chiều dài bắp H119, những loại phân bón thì không có ảnh hưởng nhiều. Công thức M3P1 có chiều dài bắp ở cả hai vụ đều là lớn nhất đạt 17,1 cm và 17,2 cm, công thức M1P3 có chiều dài bắp là ngắn nhất ngắn hơn 1,4 cm so với công thức M3P1.

Hình 4.2. Hình ảnh về bắp của một số công thức trong vụ xuân 2016

Xét trên cùng một nền phân bón các công thức sử dụng phân đơn có CV% cao hơn so với các công thức sử dụng phân NPK và phân viên nén điều này chứng tỏ độ đồng đều giữa các bắp khi sử dụng phân đơn sẽ thấp hơn so với việc sử dụng hai loại phân còn lại. Tuy nhiên CV ở tất cả các công thức đều nhỏ hơn 5 điều này chứng tỏ độ đồng đều về chiều dài bắp ở tất cả các công thức đều ở mức khá. Kết quả theo dõi, tính toán cũng cho thấy chiều dài bắp của H119 trong các công thức phân bón và mật độ có độ đồng đều rất cao, thể hiện ở chỉ số CV% chỉ từ 2,03% - 4,44%.

Trong thí nghiệm này H119 có đường kính bắp khá ổn định qua tất cả các công thức chỉ biến động từ 4,10 cm – 4,39 cm (vụ thu đông) và 4,16 cm – 4,43 cm (vụ xuân); trong cùng một nền phân bón, đường kính bắp có xu hướng giảm khi tăng mật độ, trong mỗi công thức mật độ không có sự thay đổi lướn về đường kính bắp khi thay đổi loại phân bón.

Kết quả theo dõi trong bảng4.11 cũng cho thấy, trong cùng loại phân bón ở cả 2 thời vụ khi mật độ tăng thì đường kính bắp giảm; phân đơn có xu hướng bắp to hơn phân tổng hợp NPK và phân viên nén; giữa các loại phân bón sự khác nhau về đường kính bắp là không lớn, tác động của loại phân bón đến đường kính bắp là không rõ rệt như tác động của mật độ.

4.4.4. Ảnh hưởng của mật độ và loại phân bón đến số hàng hạt, số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt của giống ngô H119 và khối lượng 1000 hạt của giống ngô H119

Yếu tố số hàng hạt/bắp là đặc tính của giống, liên quan đến đường kính bắp, những bắp có đường kính lớn thì số hàng hạt cũng nhiều hơn. Số hàng hạt là

chỉ tiêu ảnh hưởng của di truyền, bắp to, nhỏ là bản chất của giống và chế độ chăm sóc, số hàng hạt ít thay đổi, chỉ kích thước và khối lượng hạt thay đổi.

Kết quả theo dõi, đánh giá được trình bày trong bảng 4.12 cho thấy:

Ở tất cả các công thức, trong cả 2 vụ thí nghiệm, H119 có số hàng hạt/bắp rất ổn định, chỉ biến động từ 13,8 – 14,7 hàng hạt/bắp.

Trong tất cả các công thức thí nghiệm với 2 yếu tố mật độ và loại phân bón cho thấy H119 kết hạt khá tốt, biểu hiện số hạt/hàng khá cao, biến động từ 34,1 – 38,3 hạt/hàng (vụ thu đông) và 35,4 – 37,5 hạt/hàng (vụ xuân); không có sự khác biệt nhiều về chỉ tiêu này giữa các mức phân bón, trong cùng một mức phân bón thì mật độ tăng lên thì có xu hướng số hàng hạt/bắp thấp hơn, tuy nhiên sự khác biệt là không lớn.

Ở cùng mật độ và các loại phân bón khác nhau thì khối lượng 1000 hạt của H119 không có biến động đáng kể; mật độ cao hơn thì khối lượng 1000 hạt có xu hướng thấp hơn.

Như vậy có thể thấy, loại phân bón không ảnh hưởng nhiều đến một số yếu tố cấu thành năng suất, tuy nhiên sự thay đổi mật độ có ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu này.

Bảng 4.12. Tương tác giữa mật độ, loại phân bón đến số hàng hạt, số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt TT Công thức Số hàng hạt (hàng) Số hạt/hàng (hạt) Khối lượng 1000 hạt (g) TĐ 2015 CV% X16 CV% TĐ 2015 X16 TĐ 2015 X16 1 M1P1 14,3 1,40 14,4 1,65 34,5 36,3 335,0 340,7 2 M2P1 14,0 1,33 14,7 1,40 35,8 36,8 338,0 342,3 3 M3P1 14,4 1,35 14,6 1,26 37,8 36,2 342,0 348,7 4 M1P2 14,3 1,40 14,6 1,26 34,1 35,5 335,7 340,0 5 M2P2 14,4 1,35 14,0 1,33 38,3 37,5 336,0 343,7 6 M3P2 14,2 1,14 13,8 1,75 34,5 36,2 347,3 345,7 7 M1P3 14,2 1,40 14,4 1,65 35,5 35,4 342,3 338,7 8 M2P3 14,3 1,48 14,6 1,26 35,7 36,0 343,0 345,3 9 M3P3 14,1 1,58 14,6 1,35 37,5 36,7 346,7 347,0

4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ H119 GIỐNG NGÔ H119

Trong tất cả các yếu tố thì năng suất là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi ta sản suất ngô. Năng suất là yếu tố tổng hợp của tất cả các yếu tố khác cộng lại, cây có sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu được với điều kiện ngoại cảnh thì năng suất mới cao và ổn định.

4.5.1. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống ngô H119

Hiệu suất sử dụng đạm của cây lấy hạt nói chung và ngô nói riêng chỉ đạt 33%, có tới 67% lượng đạm bị mất đi. Chính vì vậy việc sử dụng phân bón một cách khoa học để tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường, tăng khả năng chống chịu và năng suất ngô là hết sức cần thiết.

Bảng 4.13 cho thấy, khi thay đổi sử dụng loại phân thì các công thức sử dụng phân bón đơn có năng suất thực thu cao hơn so với việc sử dụng phân NPK và phân viên nén, tuy nhiên mức độ khác biệt là không đáng kể, chỉ biến động từ 73,91 tạ/ha – 75,07 tạ/ha (vụ thu đông 2015) và 75,41 tạ/ha – 76,29 tạ/ha (vụ xuân). Các công thức có sự chênh lệch không lớn thể hiện CV% thấp (chỉ là 2,85% - vụ thu đông và 2,15% - vụ xuân), sự khác biệt giữa các công thức không vượt quá 5% (LSD 0,05 trong 2 vụ là 3,83 và 3,33). Không có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 vụ trong cùng nền phân bón.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất thực thu

TT Công thức Năng suất (tạ/ha)

Thu đông 2015 Xuân 2016

1 P1 75,07 76,29

2 P2 74,14 75,48

3 P3 73,91 75,41

CV% 2,85 2,15

LSD 0,05 3,83 3,33

4.5.2. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của giống ngô H119

Tăng mật độ tuy làm chiều dài bắp, khối lượng nghìn hạt thấp hơn so với việc trồng thưa tuy nhiên ở mật độ 5,1; 6,2; 7,7 vạn cây/ha thì sự chênh lệch số

bắp hữu hiệu giữa các mật độ là rất lớn. Tuy chiều dài bắp ngắn hơn, khối lượng 1000 hạt thấp hơn nhưng số lượng bắp trên cùng một diện tích là nhiều hơn hẳn nên năng suất ngô ở mật độ cao vẫn lớn hơn so với các mật độ thấp.

Kết quả trong bảng 4.14 cho thấy, việc tăng mật độ từ M3 lên M1 đã làm năng suất tăng từ 72,1 tạ/ha lên 76,2 tạ/ha,sự chệnh lệch giữa năng suất ở các mật độ là khá lớn 4,1 tạ/ha (vụ thu đông 2015). Như vậy chứng tỏ mật độ M1 có năng suất cao hơn mật độ M3 ở mức tin cậy 95%. Kết quả theo dõi, đánh giá trong vụ xuân năm 2016 cũng cho nhận xét tương tự (bảng 4.14).

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất

TT Công thức Năng suất (tạ/ha)

Thu đông 2015 Xuân 2016

1 M1 76,2 77,6

2 M2 74,8 75,8

3 M3 72,1 73,8

CV% 2,62 1,72

LSD 0,05 3,67 2,97

4.5.3. Tương tác giữa mật độ, phân bón đến năng suất của giống ngô H119

Để có đánh giá chính xác các yếu tố mật độ, loại phân bón tác động đến năng suất của giống ngô H119, cần phải đặt chỉ tiêu theo dõi trong sự tác động của các yếu tố đó. Kết quả theo dõi, đánh giá được trình bày trong bảng 4.15.

Bảng 4.15 cho thấy, trong cùng cùng một nền phân bón thì việc tăng mật độ cũng đồng nghĩa với việc tăng năng suất thực thu của giống. Xét ở mức phân P1 ở vụ thu đông 2015 có sự biến động năng suất từ 72,87 tạ/ha (M3P1) đến 76,43 tạ/ha (M1P1), sự chênh lệch về năng suất giữa 2 mật độ là 3,58 tạ/ha, như vậy có thể thấy ở nền phân bón P1 (phân đơn), năng suất của mật độ M1 cao hơn mật độ M3 ở mức tin cậy 95%. Ở mức phân bón P2 và P3 cũng cho thấy trog một mức phân bón, năng suất ở mật độ M1 luôn cao hơn mật độ M3 ở mức tin cậy 95%.

Kết quả theo dõi năng suất của các công thức thí nghiệm trong vụ xuân 2016 cũng cho thấy, trong một nền phân bón, khi tăng mật độ từ M3 lên M1 thì năng suất tăng theo, tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa chỉ xảy ra giữa các công thức mật độ M1 và M4.

Bảng 4.15. Tương tác giữa mật độ, loại phân bón đến năng suất thực thu

TT Công thức Thu đông 2015 Xuân 2016

1 M1P1 76,45 78,63 2 M2P1 75,90 76,23 3 M3P1 72,87 74,00 4 M1P2 76,33 77,03 5 M2P2 74,23 75,60 6 M3P2 71,90 73,60 7 M1P3 75,87 77,20 8 M2P3 74,40 75,45 9 M3P3 71,45 73,80 CV% 4,28 3,4 LSD 0,05 3,58 3,19

Như vậy có thể thấy, trong cùng nền phân bón thì mật độ cao hơn cho năng suất cao hơn, năng suất luôn đạt cao nhất ở mật độ M1 (7,7 vạn cây/ha) ở tất cả các nền phân bón khác nhau.

Trong cùng một công thức, thời vụ khác nhau cũng cho năng suất khác nhau tuy nhiên mức độ chênh lệch là không lớn, năng suất của vụ xuân có xu hướng cao hơn vụ thu đông.

Như vậy có thể thấy, đối với H119 tại đồng bằng, năng suất đạt cao nhất ở mật độ 7,7 vạn cây/ha và có thể sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau, tuy nhiên tùy theo điều kiện canh tác mà sử dụng loại phân bón nào cho tiết kiệm và hiệu quả.

M1P1 M3P1

M1P2 M3P2

M1P3 M2P3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)