Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngô trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 29 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học củađề tài

2.3. Tình hình nghiên cứu về mật độ và phân bón cho ngô trên thế giới

2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngô trên thế giới

Biện pháp thâm canh có thể ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngô. Theo Berzenyi. Z. Gyorffy. B thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7 % năng suất ngô còn các yếu tố khác như mật độ cây, phòng trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn. Để tạo ra 10tấn ngô hạt/ha, cây ngô lấy đi một lượng dinh dưỡng như sau(kg/ha):

Poss and Saragoni (1992) nhận thấy rằng có tới 13 - 36 kg N/ha đã bị rửa trôi bên dưới vùng rễ ngô trong thời kỳ sinh trưởng. Mayers (1988) thông báo rằng cây ngô chỉ hấp thu 20 - 40% lượng đạm trong suốt thời gian sinh trưởng. Đạm cũng dễ bị mất bởi một phần các hợp chất đạm khoáng bị rửa trôi khỏi lớp đất cày (Mitsuru, 1994).

Bảng 2.3. Lượng dinh dưỡng cây ngô hút từ đất và phân bón (kg/ha)

Chỉ tiêu N P2O5 K2O Mg S Năng suất

chất khô %

Hạt (10tấn) 190 78 54 18 16 9.769 52,0

Thân lá cùi 79 33 215 38 18 8.955 48,0

Tổng số 269 111 269 56 34 18.724 100,0

Nguồn:Ngô Hữu Tình (1997) Năng suất ngô nhiệt đới thường thấp hơn năng suất ngô vùng n đới bởi số hạt/diện tích đất và chỉ số thu hoạch (HI) của ngô nhiệt đới thấp hơn ngô vùng Ôn đới (Goldsworthy et al., 1974; Fisher and Palmer, 1983, đã chỉ ra sức chứa có thể hạn chế năng suất ngô Nhiệt đới. Nhìn chung, cây ngô quang hợp theo chu trình C4 và phù hợp với nhiệt độ cao, người ta công nhận ngô có thể đạt năng suất chất khô cao ở vùng Nhiệt đới (Mitsuru, 1994).

Theo (Uhart, S.A., Andrade, F. H, 1995) thiếu đạm làm cây sinh trưởngvà phát triển chậm, giảm tốc độ ra lá, hạn chế mạnh đến sự phát triển diện tích lá. Thiếu đạm hạn chế đến hiệu quả sử dụng bức xạ, nhất là thời kỳ ra hoa, ảnh hưởng đến năng suất bắp tổng số. Cũng theo hai tác giả trên việc cung cấp và tích lũy N ở thời kỳ ra hoa có tính quyết định số lượng hạt ngô, thiếu N trong thời kỳ này làm giảm khả năng đồng hóa Cacbon của cây, nhất là giai đoạn ra hoa sẽ giảm năng suất hạt.

Dự trữ đạm ở cây ngô có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển lá, sự tích lũy sinh khối và sự tăng trưởng của hạt (Muchow, 1988b, 1994),

ảnh hưởng về sau của đạm là quan trọng khi đánh giá phản ứng của cây trồng đối với phân N. Số liệu trích dẫn của Viets (1965); Rhoads, (1984) ở một thí nghiệm ngô tưới nước theo rãnh cho thấy: Năng suất ngô 1.200kg/ha khi không bón phân đạm và 6.300kg/ha khi bón 224kg/ha N trên đất chưa bao giờ trồng ngô và năm trước đó không bón đạm. Ở năm tiếp theo năng suất ngô là 3.400kg/ha khi không bón đạm và 7.000kg/ha khi bón đạm ở mức 224kg/ha.

Kết quả nghiên cứu cho thấy để phân đạm phát huy hiệu lực phải bón cân đối với các nguyên tố lân (P2O5) và kali (K2O).

Theo Sinclari và Muchow (1995),hàng thập kỷ gần đây ,năng suất ngô tăng lên có liên quan chặt chẽ với mức cung cấp N cho ngô. Đạm được cây ngô hút với một lượng lớn và đạm có ảnh hưởng khác nhau rõ rệt đến sự cân bằng cation và anion trong cây. Khi cây hút N-NH4+ sự hút các cation khác chẳng hạn như K+, Ca2+, Mg 2+ sẽ giảm trong khi sự hút anion đặc biệt là phosphorus sẽ thuận lợi. Xảy ra theo chiều hướng ngược lại, khi hút N nitrat (Mengel 1968).

Banjoko và CS, năm 2003, thực hiện thí nghiệm đồng ruộng trong 3 năm để xác định ảnh hưởng của loại phân, hàm lượng đạm trong phân và phương pháp bón đạm đến năng suất và hàm lượng đạm mô lá của ngô ở hai điểm vùng Savanna và Nigeria. Các loại phân ure và nitrat amon đã được nghiên cứu ở các mức 0; 50; 100; 150kg N/ha, phương pháp bón có che phủ và không che phủ, kết quả loại phân và phương pháp bón cho năng suất ngô sai khác không có ý nghĩa, nhưng tỷ lệ đạm cho năng suất và hàm lượng đạm trong mô lá ngô khác nhau có ý nghĩa ở cả hai vùng. Như vậy, sử dụng loại phân có tỷ lệ đạm nguyên chất cao tốt hơn loại có hàm lượng thấp, mặc dù bón lượng nguyên chất như nhau.

Kali cần thiết cho hoạt động của nguyên sinh chất, đóng mở khí khổng, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, khô hạn và nhiệt độ thấp, xúc tiến quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm tích lũy về hạt. Kali tham gia vào quá trình tạo ra hợp chất cao năng ATP liên quan đến sự tổng hợp tinh bột cũng như protein.

Nghiên cứu của Kogbe và CS, 2003 đánh giá ảnh hưởng của 5 mức phân bón N, P và K bón cho 3 giống ngô lai và 2 giống ngô thụ phấn tự do thực hiện với 3 thí nghiệm riêng rẽ ở miền Nam Nigeria. Ba giống ngô lai là 8516-12, 8321-18 và 8329-15 so với 2 giống ngô thụ phân tự do là TZSR-Y và TZSR- W.Đạm bón mức 0-200 kg/ha ở thí nghiệm 1 với P và K bón nền như nhau.Ở thí nghiệm thứ 2 Lân bón ở mức 0-80kg/ha P O và N, K bón nền.Thí nghiệm thứ 3

bón K mức 0-120kg/ha với nền là N và P. Mức đạm và lân tối ưu cho ngô là 100kg/ha và 40kg/ha.

Phốt pho là một thành phần của nhân tế bào và là nguyên tố rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, đặc biệt sự phân chia mạnh mẽ mô đỉnh sinh trưởng. Người ta cũng cho răng, phốt pho kích thích sự hình thành rễ cây ngô và ảnh hưởng tới sự phát triển của hạt.Trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng hệ thống rễ ngô chưa đủ khả năng hút lân từ trong đất thì cung cấp đầy đủ P cho giai đoạn này là rất cần thiết.

Theo Seats and Stanberry (1963) cho rằng: Lân trong đất thường ở hai dạng chất khoáng và chất hữu cơ. Về số lượng thường thấp hơn N và K và mức độ rất khác nhau từ 0,1-0,4%, hiếm khi lớn hơn 0,5%. Hầu hết Lân trong đất đều ở dạng vô cơ. Số lượng phosphorus trong dung dịch đất là rất nhỏ, thường dao động 0,1-0,5ppm trong hầu hết các loại đất. Theo Akhtar et al. (1999) năng suất ngô hạt đạt cao nhất 6,02 tấn/ha, khối lượng 1000 hạt là 405,2 gam ở công thức bón phân theo tỷ lệ 125-75kg P-K/ha. Sự tăng năng suất hạt là do có sự tăng diện tích lá/cây, chiều dài bắp, số hạt/bắp và khối lượng 1000 hạt.

Ngoài việc bón phân hợp lý cho ngô để đạt năng suất cao nhưng cần xem xét tới các yếu tố kinh tế và môi trường. Lượng phân bón cho ngô rất phụ thuộc vào điều kiện đất và môi trường. Mức phân bón phân N, P, K phù hợp giúp cân bằng sinh trưởng của cây. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ phân đạm tối ưu cho ruộng sản xuất ngô từ 56-112kg/ha cho năng suất hạt và chất lượng tốt nhất. Một số loại phân vi lượng khác cũng rất quan trọng đối với ngô như magie(Mg) cần cho sự nảy mần, kẽm (Zn) cần cho sự hình thành hạt, molipden (Mo) cần để hình thành nội nhũ hạt ngô (David Beck, 2002).

Theo thống kê của FAO, trong 10 nguyên nhân làm giảm hiệu lực phân bón thì nguyên nhân bón phân không cân đối là nguyên nhân quan trọng nhất. Chỉ có bón phân NPK một cách cân đối và phù hợp thì mới có năng suất cao và ổn định. Chỉ bón đạm thì năng suất tương đối khá ở 1-2 vụ đầu, các vụ sau năng suất giảm nhanh và rất thấp. Bón tổ hợp NP hay NK thì ngô có năng suất khá hơn và mức độ giảm năng suất ở các vụ tiếp theo châm hơn so với chỉ bón N, Khi bón cân đối lượng NPK thì năng suất ngô cao và ổn định tới 28 vụ trông ngô độc canh liên tục (Ngô Hữu Tình, 1997). Ngoài ra, trên thế giới ở một số nước đã nghiên cứu lượng phân bón thích hơp cho ngô như sau:

- Brazil: để đạt năng suất ngô 160 tạ/ha cần bón cho 1 ha ngô như sau: 485kg N + 458kg P2O5 + 510kg K2O + 440kg S + 1kg B + 6,9kg Zn

- Canada: để đạt năng suất 184 tạ/ha cần bón cho 1 ha ngô như sau: 640kg N + 240kg P2O5 + 432kg K2O + Ca + Mg + Zn + Cu + B và trồng ở mật độ 90 000 cây- 103 000 cây/ha.

- Philippin: để đạt năng suất 156 tạ/ha cần bón cho 1 ha như sau: 500kg N + 300kg P2O5 + 300kg K2O và trông ngô ở mật độ 90 000 cây/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)