Tình hình nghiên cứu về mật độ và phân bón cho ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 32)

2.4.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô tại Việt Nam

Các nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô ở nước ta đã được nghiên cứu từ cách đây khá lâu. Những năm 1984-1986, Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi đã trồng giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70x15cm), 7,14 vạn cây/ha (70x20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70x25cm), với 3 mức phân bón khác nhau. Kết quả cho thấy: ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón 120 N: 80 P205 : 40 K20 cho năng suất cao nhất (55,30 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/hacho năng suất thấp nhất. Tuy nhiên, sự sai khác về năng suất giữa các công thức không đáng kể. Cùng với nhiều thí nghiệm ở các giống ngô thụ phấn tự do khác trong giai đoạn đó cũng như theo hướng dẫn của CIMMYT, Trung tâm Ngô Sông Bôi và sau này là Viện Nghiên cứu Ngô đã đề ra qui trình về mật độ từ 4,8 – 5,7 vạn cây/ha, tuỳ theo từng giống ở các tỉnh phía Bắc và từ 5,3 – 6,2 vạn cây/ha ở các tỉnh phía Nam, với khoảng cách hàng là 70cm. Đó cũng là quy trình mà Ngành Nông nghiệp ban hành trước đây. Từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp đã ban hành Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 7tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc. Trong đó khuyến cáo, với các giống dài ngày nên trồng với mật độ từ 5,5-5,7 vạn cây/ha, các giống ngắn và trung ngày trồng 6,0–7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là 60-70cm.. Tuy vậy, nhiều nơi bà con nông dân chưa trồng đạt mật độ khuyến cáo, có nơi chỉ đạt khoảng 3 vạn cây/ha (một sào Bắc Bộ chỉ đạt 1.200 - 1.300 cây).Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất ngô trong sản xuất của nước ta chỉ mới đạt 30 - 40% so với tiềm năng trong thí nghiệm (trong điều kiện thí nghiệm nhiều giống đã đạt năng suất 12 - 13 tấn/ha).

Theo (Ngô Hữu Tình, 1995). Thí nghiệm được thực hiện với giống ngô thụ phấn tự do TSB từ mật độ 4 vạn cây - 8 vạn cây/ha cho thấy mật độ cho

năng suất cao là từ 5,7 - 7 vạn cây/ha. Ứng với khoảng cách 70 cm x 25 cm x 1 cây và 70 cm x 20 cm x 1 cây.

Viện Nghiên cứu Ngô đã nhận thấy với các giống ngô mới chịu thâm canh thì trồng ở mật độ 5,7 vạn cây/ha trong điều kiện thâm canh khá là chưa phù hợp mà còn có thể chịu được mật độ cao hơn. Khi giống ngô lai ngắn ngày, chịu thâm canh, có tiềm năng năng suất cao được đưa vào trồng phổ biến trong sản xuất càng khẳng định rằng: tăng mật độ và thu hẹp khoảng cách hàng là biện pháp canh tác tăng năng suất ngô lai hiệu quả.

Các kết quả nghiên cứu của Việt Nam đưa ra nhận xét:

- Thu hẹp khoảng cách hàng là biện pháp tăng mật độ và năng suất ngô rất rõ.

- Cùng một mật độ nhưng ở khoảng cách hàng hẹp hơn thì cho năng suất cao hơn.

- Giống cho năng suất cao ở mật độ thấp thì cũng cho năng suất cao ở mật độ cao.

- Hiệu quả của việc thu hẹp hàng đến năng suất là rõ hơn so với hiệu quả của việc tăng mật độ nhưng với khoảng cách hàng rộng.

- Về nguyên nhân năng suất tăng khi trồng ở hàng hẹp là do: Khi trồng ở hàng hẹp, đặc biệt khi ở mật độ tương đối cao, kéo theo khoảng cách cây trong hàng rộng hơn, từ đó khoảng cách giữa các cây được phân bố đều nhau hơn, nhờ vậy chúng nhận được ánh sáng nhiều hơn, giảm tối đa sự cạnh tranh về dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng phát triển khác. Khoảng cách hàng hẹp cũng làm hạn chế sự rửa trôi đất và dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại phát triển và bốc hơi nước do đất sớm được che phủ.

2.4.2. Những nghiên cứu về tình hình sử dụng phân bón tại Việt Nam

Để có thể tăng năng suất của cây ngô thì ngoài giống mới ta không thể không kể đến ảnh hưởng của phân bón. Việc sử dụng phân bón một cách hợp lý đúng thời điểm, liều lượng sẽ làm cây ngô sinh trưởng phát triển tốt phát huy được hết tiềm năng năng suất của giống. Ngoài Viện Nghiên cứu Ngô thì nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu khác cũng đã và đang thực hiện các thí nhiệm về phân bón liên quan đến cây ngô trên khắp cả nước.

Theo (Nguyễn Thị Quý Mùi, 1995) thì dinh dưỡng quyết định 50 - 60% năng suất của ngô. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cũng

cho thấy bón phân cân đối hợp lý là yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất ngô. Theo (Nguyễn Văn Soàn và Lê Văn Căn, 1970) nghiên cứu trong 10 năm giai đoạn những năm 60 cho thấy: Hiệu suất phân đạm đối với ngô là 15 – 20 kg ngô hạt/kg N, liều lượng N bón để đạt hiệu quả kinh tế cao đối với Bông > Ngô > Lúa (60 kg N/ha); Loại phân đạm Nitrat > Sunphát > Clo.

Khi nghiên cứu về phân bón cho ngô trên đất bạc màu, (Nguyễn Thế Hùng, 1997) đã chỉ ra rằng phân N có tác dụng rất rõ đối với ngô trên đất bạc màu, song lượng bón tối đa là 225 kg/ha, ngưỡng bón N kinh tế là :150kg/ha trên nền cân đối PK.

Theo (Tạ Văn Sơn, 1995), trên đất phù sa sông Hồng bón phân kali đã làm tăng năng suất ngô rõ rệt và đặc biệt trên nền N cao. Phân lân có hiệu lực rõ rệt đối với ngô trên đất phù sa sông Hồng trên nền đầu tư: 180 N - 120 K2O có thể bón tới 150 P2O5.

Theo Trần Văn Minh bón lân có khả năng rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô, làm tăng năng suất một cách rõ rệt. Lân Supe có hiệu trên hầu hết các loại đất, lân nung chảy có hiệu lực cao hơn trên đất đồi núi.

Theo (Nguyễn Thế Hùng, 1996) trên đất bạc màu vùng Đông Anh - Hà Nội, giống ngô lai LVN - 10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức bón 120 kg N - 120 kg P2O5 - 120kg K2O/ha và cho năng suất hạt gấp hai lần so với công thức đối chứng không bón phân. Cũng theo tác giả trên thì trên đất bạc màu, hiệu suất của 1 kg NPK là 8,7 kg; 1 kg N là 11,3 kg; 1kg P2O5 là 4,9 kg; 1 kg K2O là 8,5 kg.

Phân bón ngoài việc tăng năng suất cây ngô còn làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Theo Trần Hữu Miện nếu liều lượng phân bón tăng từ 120 kg N -60 kg P2O5 - 60 kg K2O/ha lên 240 kg N - 120 kg P2O5 - 120kg K2O/ha thì hàm lượng đạm trong hạt tăng từ 1,89 % lên 2,16 % (Trần Hữu Miện, 1987).

Theo (Võ Thị Gương, Karlh Dick man, 1998) cung cấp phân N, P, K giúp thời gian sinh trưởng của ngô ngắn hơn khoảng 10 ngày so với trồng ngô trong độ phì tự nhiên (96 ngày so với 106 ngày).

Hiện nay, việc sử dụng nhiều phân vô cơ tuy có làm tăng năng suất, sản lượng nhưng lại gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Mặt khác, bón phân theo phương pháp truyền thống không những tốn kém mà còn gây lãng phí do hiệu quả sử dụng phân thấp, phân bón có thể mất do bay hơi, rửa

trôi, nhất là ở những vùng đất dốc dẫn đến chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích tăng, hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Tác giả Đỗ Hữu Quyết (ĐH NN Hà Nội)đã lựa chọn được loại phân viên nén và quy trình sử dụng phù hợp với huyện Quảng Uyên là 108N+90K2O+90P2O5/ha, bón phân viên nén cùng lúc gieo hạt giúp cây sinh trưởng tố, năng suất cao. Năng suất ngô ở các công thức bón phân viên nén đều đạt 56,5-66,1 tạ/ha tại xã Phúc Sen và 54,3-64,7 tạ/ha tại xã Quốc Phong, cao hơn so với công thức bón vãi thông thường, năng suất chỉ đạt 43,8tạ/ha tại xã Phúc Sen và 44,5 tạ tại xã Quốc Phong (Cổng thông tin điện tử Cao Bằng, 2016).

Phân viên nén đã được nghiên cứu sản xuất bón cho lúa ở Việt Nam từ những năm 2000. Khi sử dụng phân viên nén giúp hạn chế quá trình mất phân do rửa trôi, bay hơi, vì đạm được giải phóng từ từ theo nhu cầu của cây, nâng cao hiệu quả bón phân cho các loại cây trồng nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu được triển khai thử nghiệm ở một số địa phương như Quảng Bình, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang đã tiết kiệm đến 30% chi phí phân bón, năng suất tăng 22% (Nguyễn Tất Cảnh, 2008).

Các tác giả Trần Đức Thiện, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Tất Cảnh đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm dạng viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô C919 tại Thanh Hoá cho thấy: việc sử dụng phân đạm dạng viên nén đã có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Với mức bón 120 N - 210 N năng suất ngô đạt được dao động từ 70,46 tạ/ha đến 78,13 tạ/ha; tăng hơn so với bón đạm urê từ 16,9 - 21,7%. Bón phân viên nén đã làm tăng hiệu suất sử dụng đạm (NUE) của giống ngô C919 hơn so với phương pháp bón vãi thông thường.

Tóm lại: Trong xu thế phát triển nông nghiệp hướng tới bền vững và bảo vệ môi trường, đạt hiệu quả kinh tế cao thì ngoài việc áp dụng các giống mới, phương pháp canh tác hiện đại, cơ giới hoá, thì việc sử dụng phân bón khoa học là rất cần thiết. Mật độ canh trồng, mức phân bón và loại phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu trên. Những nghiên cứu về vấn đề này giúp quá trình sản xuất thuận lợi, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Vật liệu 3.1.1. Vật liệu

- Giống ngô lai H119. - Phân bón các loại:

+ Phân đơn: đạm urê, super lân, kali clorua. + Phân NPK Đầu trâu (20.20.15).

+ Phân viên nén 3 con gà (16.10.12).

3.1.2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm

Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

3.1.3. Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ thu đông 2015 và vụ xuân 2016.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xác định mật độ khoảng cách và loại phân bón phù hợp cho giống ngô H119 tại Đan Phượng – Hà Nội.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của giống ngô H119.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và loại phân bón đến năng suất của giống ngô H119.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Công thức thí nghiệm 3.3.1. Công thức thí nghiệm

+ Thí nghiệm 2 yếu tố: mật độ và loại phân bón

+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu split – plot.

- Mật độ: gồm 3 mức

M1: 7,7 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 20 cm M2: 6,2 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 25 cm M3: 5,1 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 30 cm

- Phân bón: gồm 3 loại

P1: Phân đơn: 320 kg đạm ure, 600 kg super lân, 150 kg kali clorua tỷ lệ tương đương (150 N, 90 P2O5, 90 K2O)

P2: Phân NPK: 450 kg phân Đầu trâu (20.20.15) tương đương tỷ lệ 90N/90 P2O5/67,5 K2O+ 130 kg phân đạm ure và 38 kg Kali clorua.

P3: Phân viên nén: 900 kg con gà (16.10.12) tương đương với tỷ lệ 144 kg N/90 P2O5/108 K2O.

Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại.

3.3.2. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo kiểu Ô lớn ô nhỏ, sắp xếp theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, được bố trí như sau:

* Vụ thu đông 2015 Công thức Lần nhắc I II III P1M1 1 5 3 P1M2 2 6 1 P1M3 3 2 9 P2M1 4 3 8 P2M2 5 7 2 P2M3 6 8 7 P3M1 7 1 5 P3M2 8 9 4 P3M3 9 4 6 * Vụ xuân 2016 Công thức Lần nhắc I II III P1M1 6 9 3 P1M2 1 3 5 P1M3 4 6 9 P2M1 2 7 2 P2M2 3 5 6 P2M3 5 2 1 P3M1 8 4 7 P3M2 9 1 8 P3M3 7 8 4

3.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM - Thời vụ: - Thời vụ:

+Vụ thu đông: Gieo 20/8/2015. +Vụ xuân: Gieo từ5/2/2016.

- Mật độ: Gieo với mật độ và khoảng cách đã bố trí như trên. - Kỹ thuật làm đất: Làm đất bằng phẳng, đồng đều

- Kỹ thuật gieo: Gieo sâu 5 cm; 2 hạt/hốc, khi cây 3 - 4 lá tỉa để lại 1 cây/hốc

- Lượng phân bón: Theo từng công thức thí nghiệm.

* Đối với phân bón đơn

- Bón lót: Toàn bộ lượng phân lân, phân chuồng trước khi gieo - Bón thúc:

+ Lần 1: Khi cây ngô được 3 – 4 lá thật: bón 1/3 đạm + 1/3 kkali + Lần 2: Khi cây ngô được 7 – 9 lá: Bón 1/3 đạm + 1/3 kali + Lần 3: Khi cây ngô xoắn nõn : Bón 1/3 đạm + 1/3 kali

* Đối với phân NPK (20.20.15)

- Bón lót: phân chuồng trước khi gieo - Bón thúc: 2 lần

+ Lần 1: Khi cây ngô được 3 - 4 (1/2 lượng phân NPK + 1/2 lượng phân đơn bổ sung).

+ Lần 2: Khi cây ngô 9–10 (1/2 lượng phân NPK + 1/2 lượng phân đơn bổ sung còn lại).

* Đối với phân nén (16.10.12):Bón toàn bộ phân viên nén cùng phân chuồng khi gieo hạt.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

+ Xới vun sau mỗi lần bón thúc.

+ Phòng sâu xám bằng thuốc sâu Basudin 10H, rắc vào đất trước khi gieo hạt với lượng 18 g/ô.

+ Bắt sâu xám khi phát hiện cây bị hại.

+ Khi ngô được 9 – 10 lá rắc 4 – 5 hạt thuốc Vibam 5H vào nõn để phòng trừ sâu đục thân và đục bắp.

3.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI

Tiến hành Theo qui chuẩn Việt Nam QCVN01-56:2011/BNNPTNT.

3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển

Theo dõi mỗi ô 10 cây, treo thẻ theo dõi cố định từ gieo đến chín.

3.5.1.1. Thời gian sinh trưởng (TGST) (ngày)

Mỗi ô nhỏ theo dõi 10 cây

- Ngày gieo đến ngày mọc mầm (ngày): Tính từ khi gieo đến khi 50% số cây mọc.

- Tỷ lệ mọc mầm (%): Số hạt mọc/số hạt gieo *100

- Ngày trổ cờ. ngày tung phấn, ngày phun râu (50% trổ cờ, cây tung phấn, bắp phun râu, tính những cây có râu dài từ 2 - 3 cm).

- Ngày chín sinh lý: Khi chân hạt có chấm đen.

3.5.1.2. Các chỉ tiêu về hình thái cây

- Động thái tăng trưởng chiều cao (7 ngày theo dõi 1 lần).

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Tính từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc tới đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên.

3.5.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất

- Tỷ lệ bắp hữu hiệu trên cây (TLBHH): Tính bằng tổng số bắp trên tổng số cây trong công thức.

TLBHH = số bắp thu có mang hạt/ô/số cây trên 1ô. - Đường kính bắp (cm): Đo chỗ phần rộng nhất của bắp.

- Số hàng hạt trên bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng hạt dài nhất.

- Số hạt trên hàng: Đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. - Khối lượng 1000 hạt (gram): Ở ẩm độ 14% lấy khối lượng trung bình của 3 mẫu P1, P2, P3.

- Số bắp/cây được tính bằng cách đếm số bắp và số cây thu hoạch trong ô thí nghiệm rồi sau đó tính số bắp trên cây.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha).

Mật độ x Số hàng hạt/bắp x Số hạt/hàng x Tỷ lệ bắp/cây x P1000hạt NSLT(tạ/ha) = 100.000.000 NSLT(tạ/ha) = Trong đó: + h/h: hạt/hàng. + h/b: hàng hạt/bắp. + TLBHH: Tỷ lệ bắp hữu hiệu.

- Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha) ở độ ẩm 14%. FW 100 – MC 10000 P1 – P2 Y = X X X

100 100 – RC S P1

Trong đó ẩm độ hạt (A0) đo lúc thu hoạch bằng máy đo độ ẩm chuyên dụng. Diện tích ô: Là diện tích ô thí nghiệm lúc thu hoạch (m2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)