Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 36)

3.3.1. Công thức thí nghiệm

+ Thí nghiệm 2 yếu tố: mật độ và loại phân bón

+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu split – plot.

- Mật độ: gồm 3 mức

M1: 7,7 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 20 cm M2: 6,2 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 25 cm M3: 5,1 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 30 cm

- Phân bón: gồm 3 loại

P1: Phân đơn: 320 kg đạm ure, 600 kg super lân, 150 kg kali clorua tỷ lệ tương đương (150 N, 90 P2O5, 90 K2O)

P2: Phân NPK: 450 kg phân Đầu trâu (20.20.15) tương đương tỷ lệ 90N/90 P2O5/67,5 K2O+ 130 kg phân đạm ure và 38 kg Kali clorua.

P3: Phân viên nén: 900 kg con gà (16.10.12) tương đương với tỷ lệ 144 kg N/90 P2O5/108 K2O.

Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại.

3.3.2. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo kiểu Ô lớn ô nhỏ, sắp xếp theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, được bố trí như sau:

* Vụ thu đông 2015 Công thức Lần nhắc I II III P1M1 1 5 3 P1M2 2 6 1 P1M3 3 2 9 P2M1 4 3 8 P2M2 5 7 2 P2M3 6 8 7 P3M1 7 1 5 P3M2 8 9 4 P3M3 9 4 6 * Vụ xuân 2016 Công thức Lần nhắc I II III P1M1 6 9 3 P1M2 1 3 5 P1M3 4 6 9 P2M1 2 7 2 P2M2 3 5 6 P2M3 5 2 1 P3M1 8 4 7 P3M2 9 1 8 P3M3 7 8 4

3.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM - Thời vụ: - Thời vụ:

+Vụ thu đông: Gieo 20/8/2015. +Vụ xuân: Gieo từ5/2/2016.

- Mật độ: Gieo với mật độ và khoảng cách đã bố trí như trên. - Kỹ thuật làm đất: Làm đất bằng phẳng, đồng đều

- Kỹ thuật gieo: Gieo sâu 5 cm; 2 hạt/hốc, khi cây 3 - 4 lá tỉa để lại 1 cây/hốc

- Lượng phân bón: Theo từng công thức thí nghiệm.

* Đối với phân bón đơn

- Bón lót: Toàn bộ lượng phân lân, phân chuồng trước khi gieo - Bón thúc:

+ Lần 1: Khi cây ngô được 3 – 4 lá thật: bón 1/3 đạm + 1/3 kkali + Lần 2: Khi cây ngô được 7 – 9 lá: Bón 1/3 đạm + 1/3 kali + Lần 3: Khi cây ngô xoắn nõn : Bón 1/3 đạm + 1/3 kali

* Đối với phân NPK (20.20.15)

- Bón lót: phân chuồng trước khi gieo - Bón thúc: 2 lần

+ Lần 1: Khi cây ngô được 3 - 4 (1/2 lượng phân NPK + 1/2 lượng phân đơn bổ sung).

+ Lần 2: Khi cây ngô 9–10 (1/2 lượng phân NPK + 1/2 lượng phân đơn bổ sung còn lại).

* Đối với phân nén (16.10.12):Bón toàn bộ phân viên nén cùng phân chuồng khi gieo hạt.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

+ Xới vun sau mỗi lần bón thúc.

+ Phòng sâu xám bằng thuốc sâu Basudin 10H, rắc vào đất trước khi gieo hạt với lượng 18 g/ô.

+ Bắt sâu xám khi phát hiện cây bị hại.

+ Khi ngô được 9 – 10 lá rắc 4 – 5 hạt thuốc Vibam 5H vào nõn để phòng trừ sâu đục thân và đục bắp.

3.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI

Tiến hành Theo qui chuẩn Việt Nam QCVN01-56:2011/BNNPTNT.

3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển

Theo dõi mỗi ô 10 cây, treo thẻ theo dõi cố định từ gieo đến chín.

3.5.1.1. Thời gian sinh trưởng (TGST) (ngày)

Mỗi ô nhỏ theo dõi 10 cây

- Ngày gieo đến ngày mọc mầm (ngày): Tính từ khi gieo đến khi 50% số cây mọc.

- Tỷ lệ mọc mầm (%): Số hạt mọc/số hạt gieo *100

- Ngày trổ cờ. ngày tung phấn, ngày phun râu (50% trổ cờ, cây tung phấn, bắp phun râu, tính những cây có râu dài từ 2 - 3 cm).

- Ngày chín sinh lý: Khi chân hạt có chấm đen.

3.5.1.2. Các chỉ tiêu về hình thái cây

- Động thái tăng trưởng chiều cao (7 ngày theo dõi 1 lần).

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Tính từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc tới đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên.

3.5.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất

- Tỷ lệ bắp hữu hiệu trên cây (TLBHH): Tính bằng tổng số bắp trên tổng số cây trong công thức.

TLBHH = số bắp thu có mang hạt/ô/số cây trên 1ô. - Đường kính bắp (cm): Đo chỗ phần rộng nhất của bắp.

- Số hàng hạt trên bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng hạt dài nhất.

- Số hạt trên hàng: Đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. - Khối lượng 1000 hạt (gram): Ở ẩm độ 14% lấy khối lượng trung bình của 3 mẫu P1, P2, P3.

- Số bắp/cây được tính bằng cách đếm số bắp và số cây thu hoạch trong ô thí nghiệm rồi sau đó tính số bắp trên cây.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha).

Mật độ x Số hàng hạt/bắp x Số hạt/hàng x Tỷ lệ bắp/cây x P1000hạt NSLT(tạ/ha) = 100.000.000 NSLT(tạ/ha) = Trong đó: + h/h: hạt/hàng. + h/b: hàng hạt/bắp. + TLBHH: Tỷ lệ bắp hữu hiệu.

- Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha) ở độ ẩm 14%. FW 100 – MC 10000 P1 – P2 Y = X X X

100 100 – RC S P1

Trong đó ẩm độ hạt (A0) đo lúc thu hoạch bằng máy đo độ ẩm chuyên dụng. Diện tích ô: Là diện tích ô thí nghiệm lúc thu hoạch (m2).

Y là năng suất thực thu (tạ/ha) FW là khối lượng ô (kg)

MC là độ ẩm hạt khi thu hoạch RC là ẩm độ tiêu chuẩn 14%

S (diện tích ô thí nghiệm) (m2). = (Dài hàng x khoảng cách cây) x rộng hàng x số hàng trên ô

P1 là khối lượng bắp mẫu (g) P2 là khối lượng lõi (g)

3.5.2. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và các yếu tố ngoại cảnh

+ Mức độ nhiễm sâu. bệnh hại chính: (Số cây bị sâu. bệnh hại/tổng số cây trong ô thí nghiệm.

* Sâu hại từng loại tính: Tổng số con/tổng số cây điều tra. * Bệnh hại từng loại được tính: Tỷ lệ bệnh (TLB).

Tổng số cây (dảnh. lá) bị bệnh

TLB (%) = --- x 100 Tổng số cây (dảnh lá) điều tra

* Phân cấp bệnh như sau: a. Sâu hại trên cây:

Điểm 1: < 5 % số cây bị sâu. Điểm 2: 5 - 10 % số cây bị sâu.

Điểm 3: >15 - 25 % số cây bị sâu. Điểm 4: > 25 - 35 % số cây bị sâu. Điểm 5: 35 < 50% số cây bị sâu. b. Bệnh hại trên cây:

Điểm 1: 1-10 % số cây có bệnh hại. Điểm 2: 11 - 25 % số cây có bệnh hại.

Điểm 3: > 26 - 50 % số cây có bệnh hại. Điểm 4: >51 - 75 % số cây có bệnh hại. Điểm 5: > 75 % số cây có bệnh hại. c. Khả năng chống chịu khác.

+ Khả năng chống đổ gãy thân: Điểm 1: < 5 % số cây đổ gãy. Điểm 2: 5 - 15 % số cây đổ gãy.

Điểm 3: 15- 30 % số cây đổ gãy. Điểm 4: 30 - 50 % số cây đổ gãy. Điểm 5: >50 % số cây đổ gãy. + Độ bền lá:

Điểm 1: 2-3 lá sát mặt đất vàng úa. Điểm 2: 5-7 lá sát mặt đất vàng úa. Điểm 3: 1-2 lá sát trên bắp vàng úa. Điểm 4: toàn bộ số lá vàng úa. + Khả năng kết hạt:

Điểm 1: Kết hạt kín bắp. Điểm 2: Kết hạt 70-80% bắp. Điểm 3: Kết hạt 50-60% bắp. Điểm 4: Kết hạt 30-40% bắp. Điểm 5: Kết hạt 10-20% bắp. 3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai, sử dụng chương trình IRRISTAT và phần mềm Excel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG H119

4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống ngô H119 ngô H119

Đối với cây trồng thì việc sử dụng phân bón đúng lúc, đúng chủng loại, đúng liều lượng là vô cùng quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, giảm thiểu sâu bệnh, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cây ngô là cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng cao, do vậy việc bón phân gì và bón như thế nào là điều rất cần thiết. Trước đây, khi bắt đầu có phân hóa học (chủ yếu là phân đơn) thì quy trình bón thường sử dụng làm 3 lần lúc cây 3 lá, lúc cây 7 lá và khi xoắn nõn với sự phối hợp của 3 loại đạm – lân - kali. Nhưng sau đó, khi phân NPK được đưa vào áp dụng trong sản xuất thì nhà cung cấp khuyến cáo chỉ cần bón 2 lần ở giai đoạn 3-5 lá và trước trỗ cờ. Trong 5 năm trở lại đây với công nghệ mới trong sản xuất phân bón thì việc bón phân cho ngô có thể chỉ cần 1 lần ngay trước khi gieo hạt bằng phân viên nén. Tuy nhiên, để đánh giá được tính ưu việt của các dạng phân bón đến từng giống ngô hiện nay thì cần phải có các thí nghiệm cụ thể trước khi đưa ra quyết định sử dụng lại phân nào.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống H119

TT Công thức

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến các giai đoạn

Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín

TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 1 P1 55 69 57 71 58 72 107 114 2 P2 55 68 56 70 57 71 106 114 3 P3 55 69 58 71 58 72 108 115

Một trong những chỉ tiêu được quan tâm khi chọn tạo và phát triển giống ngô lai là thời gian sinh trưởng. Theo dõi đánh giá chỉ tiêu này để đưa ra các khuyến cáo về thời vụ gieo trồng giống cho phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên đối với những vùng điều kiện sản xuất khó khăn thì cần theo dõi cẩn thận các chỉ tiêu này để bố trí thời vụ một cách hợp lý để tránh thời điểm không thuận lợi là rất quan trọng. Liều lượng phân bón, dạng phân bón, cách bón và

thời điểm bón phân khác nhau có thể sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của một giống ngô.

Đối với cây ngô thì thời gian tung phấn, phun râu có ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng kết hạt và năng suất ngô. Những giống có khoảng cách giữa tung phấn và phun râu lớn thì khó khăn trong việc thụ phấn, đặc biệt trong điều kiện bất thuận của thời tiết. Khi ta sử dụng các loại phân bón khác nhau và mùa vụ khác nhau thì sự chênh lệch giữa tung phấn, phun râu và thời gian sinh trưởng của ngô có thể sẽ khác nhau. Kết quả theo dõi, tính toán (bảng 4.1) cho thấy:

Trong vụ thu đông 2015, ở cả 3 công thức với loại phân bón khác nhau giống ngô H119 đều có thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 55 ngày, khi tung phấn và phun râu và chín thì loại phân đơn (P1) và phân viên nén (P3) có xu hướng muộn hơn phân NPK (P2) từ 1 – 2 ngày. Kết quả theo dõi trong vụ xuân 2016 (bảng 4.1) cũng cho thấy, phân đơn và phân bón viên nén đều có thời gian từ gieo đến các thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu và chín là dài hơn công thức bón phân NPK tổng hợp. Như vậy qua kết quả thí nghiệm có thể thấy, trong cả 2 vụ, giống ngô H119 có xu hướng sinh trưởng dài hơn khi bón phân đơn và phân viên nén, mặc dù sự chênh lệch là không lớn. Hay nói cách khác, nền phân bón là các loại phân khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống ngô H119 trong cả 2 thời vụ.

4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của giống ngô H119

Ngô là cây C4, có hiệu suất quang hợp rất lớn, do vậy việc bố trí mật độ gieo trồng hợp lý là rất quan trọng và có ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Giống ngô lai H119 là giống có bộ lá thưa thoáng, thân cứng nên cần nghiên cứu mật độ gieo trồng phù hợp để phát huy hết tiềm năng của giống.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của H119

TT Công thức

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến các giai đoạn

Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín

TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 1 M1 57 70 59 72 60 73 108 116 2 M2 55 69 57 71 57 72 106 114 3 M3 55 68 56 70 57 71 106 113

Hiện nay, hầu hết các giống ngô đang được trồng ở Việt Nam đều là giống lai đơn với tiềm năng năng suất rất cao (từ 9 – 12 tấn/ha). Tuy nhiên ở nhiều vùng trồng ngô vẫn có năng suất thực thu rất thấp, do vậy năng suất trung bình cả nước chỉ mới đạt 4,48 tấn/ha (Niên giám thống kê, 2015). Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô của chúng ta vẫn thấp hơn năng suất tiềm năng rất lớn là do không trồng đúng mật độ cần thiết. Thí nghiệm nghiên cứu mật độ phù hợp cho giống ngô H119 thực hiện nhằm đưa ra khuyến cáo cho người trồng ngô đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Kết quả thí nghiệm thực hiện trong vụ thu đông 2015 và xuân 2016 tại Đan Phượng – Hà Nội trong bảng 4.2 cho thấy: Ở mật độ M1, M2 có thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn thường muộn hơn M3 từ 1 – 3 ngày. Kết quả này có thể thấy, mật độ cao thì ngô có xu hướng kéo dài thời gian sinh trưởng. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này sự khác biệt là không lớn, chỉ từ 1 – 3 ngày ở cả vụ thu đông 2015 lẫn vụ xuân 2016. Ở trog mỗi công thức, sự chênh lêch giữa trỗ cờ với tung phấn và tung phấn với phun râu là không nhiều (chỉ từ 1 – 2 ngày) nên cơ bản là rất thuận lợi cho thụ phấn. Như vậy có thể thấy, giống ngô H119 không có sự chênh lệch không nhiều về thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn khi tăng mật độ từ 5,1 vạn cây/ha đến 7,7 vạn cây/ha.

4.1.3. Ảnh hưởng giữa mật độ và loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống H119 của giống H119

Qua bảng 4.3 ta có thể dễ dàng nhận ra sự tác động của mật độ và loại phân bón có ảnh hưởng không nhiều đến các giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu, chín của giống ngô H119, tuy vẫn có xu hướng mật độ cao hơn thì sinh trưởng dài hơn nhưng không đáng kể. Trong 2 vụ khác nhau đều có kết quả và nhận xét tương tự.

Bảng 4.3. Tương tác giữa mật độ và loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống H119

T T

Công thức

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến các giai đoạn

Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín

TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 1 M1P1 57 70 59 72 60 72 108 117 2 M2P1 55 69 57 71 57 72 107 114 3 M3P1 55 68 56 70 57 71 106 113 4 M1P2 56 69 57 71 58 72 108 116 5 M2P2 56 68 55 70 56 71 106 114 6 M3P2 55 68 56 70 56 71 105 113 7 M1P3 56 70 58 71 58 73 107 115 8 M2P3 54 69 58 71 58 72 106 114 9 M3P3 54 68 57 71 57 72 107 113

Chênh lệch giữa tung phấn và phun râu ở tất cả các công thức đều là 1 ngày, điều này chứng tỏ sự chênh lệch giữa tung phấn với phun râu không phụ thuộc nhiều vào mật độ và loại phân bón.

Công thức M1P1 trong cả vụ thu đông 2015 và xuân 2016 có thời gian tung phấn, phun râu, chín đều là dài nhất trong tất cả các công thức thí nghiệm điều này chứng tỏ tăng mật độ lên 7,7 vạn cây/ha và sử dụng phân đơn cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)