Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của H119

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 44 - 47)

TT Công thức

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến các giai đoạn

Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín

TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 1 M1 57 70 59 72 60 73 108 116 2 M2 55 69 57 71 57 72 106 114 3 M3 55 68 56 70 57 71 106 113

Hiện nay, hầu hết các giống ngô đang được trồng ở Việt Nam đều là giống lai đơn với tiềm năng năng suất rất cao (từ 9 – 12 tấn/ha). Tuy nhiên ở nhiều vùng trồng ngô vẫn có năng suất thực thu rất thấp, do vậy năng suất trung bình cả nước chỉ mới đạt 4,48 tấn/ha (Niên giám thống kê, 2015). Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô của chúng ta vẫn thấp hơn năng suất tiềm năng rất lớn là do không trồng đúng mật độ cần thiết. Thí nghiệm nghiên cứu mật độ phù hợp cho giống ngô H119 thực hiện nhằm đưa ra khuyến cáo cho người trồng ngô đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Kết quả thí nghiệm thực hiện trong vụ thu đông 2015 và xuân 2016 tại Đan Phượng – Hà Nội trong bảng 4.2 cho thấy: Ở mật độ M1, M2 có thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn thường muộn hơn M3 từ 1 – 3 ngày. Kết quả này có thể thấy, mật độ cao thì ngô có xu hướng kéo dài thời gian sinh trưởng. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này sự khác biệt là không lớn, chỉ từ 1 – 3 ngày ở cả vụ thu đông 2015 lẫn vụ xuân 2016. Ở trog mỗi công thức, sự chênh lêch giữa trỗ cờ với tung phấn và tung phấn với phun râu là không nhiều (chỉ từ 1 – 2 ngày) nên cơ bản là rất thuận lợi cho thụ phấn. Như vậy có thể thấy, giống ngô H119 không có sự chênh lệch không nhiều về thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn khi tăng mật độ từ 5,1 vạn cây/ha đến 7,7 vạn cây/ha.

4.1.3. Ảnh hưởng giữa mật độ và loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống H119 của giống H119

Qua bảng 4.3 ta có thể dễ dàng nhận ra sự tác động của mật độ và loại phân bón có ảnh hưởng không nhiều đến các giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu, chín của giống ngô H119, tuy vẫn có xu hướng mật độ cao hơn thì sinh trưởng dài hơn nhưng không đáng kể. Trong 2 vụ khác nhau đều có kết quả và nhận xét tương tự.

Bảng 4.3. Tương tác giữa mật độ và loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống H119

T T

Công thức

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến các giai đoạn

Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín

TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 TĐ 2015 Xuân 2016 1 M1P1 57 70 59 72 60 72 108 117 2 M2P1 55 69 57 71 57 72 107 114 3 M3P1 55 68 56 70 57 71 106 113 4 M1P2 56 69 57 71 58 72 108 116 5 M2P2 56 68 55 70 56 71 106 114 6 M3P2 55 68 56 70 56 71 105 113 7 M1P3 56 70 58 71 58 73 107 115 8 M2P3 54 69 58 71 58 72 106 114 9 M3P3 54 68 57 71 57 72 107 113

Chênh lệch giữa tung phấn và phun râu ở tất cả các công thức đều là 1 ngày, điều này chứng tỏ sự chênh lệch giữa tung phấn với phun râu không phụ thuộc nhiều vào mật độ và loại phân bón.

Công thức M1P1 trong cả vụ thu đông 2015 và xuân 2016 có thời gian tung phấn, phun râu, chín đều là dài nhất trong tất cả các công thức thí nghiệm điều này chứng tỏ tăng mật độ lên 7,7 vạn cây/ha và sử dụng phân đơn cho giống ngô H119 có tác động làm các chỉ tiêu về thời gian từ gieo đến các giai đoạn sinh trưởng đều tăng, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Mức độ thay đổi ở đây có thể chỉ do mật độ, còn lượng phân bón là như nhau, chỉ khác loại phân bón.

Kết quả trên cũng cho thấy, trong cùng 1 mức phân bón P1, thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu và chín đều tăng khi mật độ tăng; ở các loại phân bón khác kết quả theo dõi cũng cho nhận xét tương tự.

Qua đây có thể thấy, dạng phân bón khác nhau không có ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng, các chỉ tiêu sinh trưởng có thay đổi khi mật độ tăng dần từ 5,1 – 7,7 vạn cây/ha tuy nhiên mức độ là không lớn, chỉ từ 1 – 3 ngày.

4.2. CÁC CHỈ TIÊU VỀ HÌNH THÁI CỦA GIỐNG NGÔ H119

Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là 2 chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và chống chịu của cây. Những giống ngô có tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp và chiều cao cây thấp có xu hướng ít bị đổ hơn. Do vậy, trong chọn giống ngô, các nhà chọn tạo thường chọn các giống có độ cao đóng bắp bằng khoảng 45 – 50% so với chiều cao cây.

4.2.1. Ảnh hưởng của loại phân bón đến chiều cao cây và độ cao đóng bắp của giống ngô H119 của giống ngô H119

Theo bảng 4.4 cho thấy, sử dụng các loại phân bón khác nhau thì chiều cao cây có sự biến động từ 221,5 cm –224,7 cm trong vụ thu đông 2015, vụ xuân 2016 kết quả theo dõi cũng cho nhận xét tương tự. Có thể thấy phân bón đơn có chiều cao cây trung bình cao hơn các loại phân bón khác nhưng sự khác biệt là không lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)