Tương tác giữa mật độ phân bón đến một số chỉ tiêu chống chịu khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 53 - 54)

chống chịu khác Công thức Gãy thân (điểm) Đổ cây (điểm) Độ bền lá (điểm) Khả năng kết hạt (điểm) TĐ 2015 X2016 TĐ 2015 X2016 2015 TĐ X2016 2015 TĐ X2016 M1P1 1,0 1,2 1,0 1,4 2,0 2,5 1,5 1,3 M2P1 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 1,0 1,0 M3P1 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 1,0 1,0 M1P2 1,0 1,0 1,0 1,0 2,5 2,5 1,2 1,0 M2P2 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 1,0 1,0 M3P2 1,0 1,0 1,0 1,0 1,5 2,0 1,0 1,0 M1P3 1,1 1,0 1,0 1,0 2,5 2,5 1,0 1,0 M2P3 1,0 1,0 1,0 1,0 2,5 2,0 1,0 1,0 M3P3 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 1,0 1,0

Bộ lá xanh tồn tại lâu trên cây cũng là yếu tố được các nhà chọn giống quan tâm trong điều kiện hiện nay, các giống ngô có bộ lá xanh bền thường có thời gian tích lũy dài hơn, bắp sẽ có hạt chắc và mẩy hơn, góp phần vào tăng năng suất và chất lượng ngô. Vụ thu đông 2015 công thức M3P2 có độ bền của lá tốt nhất điểm 1,5 tức là chỉ 5-6 lá sát mặt đất bị chết, những lá còn lại vẫn xanh. Cả hai vụ thí nghiệm đều chứng tỏ giống H119 có bộ lá xanh bền, độ bền lá cao nhất chỉ là 2,5 tức là 50% lá vẫn còn xanh đến khi thu hoạch.

Việc tận dụng thân lá ngô sau thu hoạch để ủ chua làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong vụ đông hiện nay là rất phổ biến hiện nay. Các giống ngô có bộ lá xanh bền đến tận khi thu hoạch ngoài việc làm tăng năng suất ngô hạt thì trong thân lá còn một lượng dinh dưỡng rất lớn, chính vì cậy việc tận dụng này không chỉ giúp ích cho chăn nuôi giảm chi phí sản xuất mà nó còn giúp giảm thiểu ô nhiễm mội trường từ việc đốt thân lá như một số nơi hiện nay.

Khả năng kết hạt là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất ngô sau này. Giống ngô H119 ở cả hai vụ thí nghiệm và ở tất cả các công thức đều cho thấy là giống có khả năng kết hạt tốt đạt điểm dưới 1,5 tức là chỉ có 5-10 % số bắp bị đuôi chuột ngắn.

Vụ thu đông 2015 công thức M1P1, M1P2 có mức độ kết hạt thấp nhất đạt điểm 1,5; trong vụ xuân 2016 mức độ kết hạt của công thức M1P1 cũng chỉ ở điểm 1,4.Tóm lại qua hai vụ thí nghiệm thấy khi tăng mật độ lên 7,7 vạn cây/ha đều mức độ kết hạt của giống H119 có biểu hiện giảm nhẹ.

4.4. CÁC CHỈ TIÊU CẤU THÀNH NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ H119 4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của 4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô H119

Việc bón phân có ý nghĩa rất quan trọng đến năng suất của cây ngô.Hiện nay 95 % diện tích ngô ở Việt Nam là sử dụng các giống lai đơn. Nhưng để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống thì ngoài kỹ thuật canh tác thì phân bón cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chỉ có bón phân cân đối và hợp lý mới giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)