Tương tác giữa mật độ, phân bón đến năng suất của giống ngô H119

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 60 - 63)

Để có đánh giá chính xác các yếu tố mật độ, loại phân bón tác động đến năng suất của giống ngô H119, cần phải đặt chỉ tiêu theo dõi trong sự tác động của các yếu tố đó. Kết quả theo dõi, đánh giá được trình bày trong bảng 4.15.

Bảng 4.15 cho thấy, trong cùng cùng một nền phân bón thì việc tăng mật độ cũng đồng nghĩa với việc tăng năng suất thực thu của giống. Xét ở mức phân P1 ở vụ thu đông 2015 có sự biến động năng suất từ 72,87 tạ/ha (M3P1) đến 76,43 tạ/ha (M1P1), sự chênh lệch về năng suất giữa 2 mật độ là 3,58 tạ/ha, như vậy có thể thấy ở nền phân bón P1 (phân đơn), năng suất của mật độ M1 cao hơn mật độ M3 ở mức tin cậy 95%. Ở mức phân bón P2 và P3 cũng cho thấy trog một mức phân bón, năng suất ở mật độ M1 luôn cao hơn mật độ M3 ở mức tin cậy 95%.

Kết quả theo dõi năng suất của các công thức thí nghiệm trong vụ xuân 2016 cũng cho thấy, trong một nền phân bón, khi tăng mật độ từ M3 lên M1 thì năng suất tăng theo, tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa chỉ xảy ra giữa các công thức mật độ M1 và M4.

Bảng 4.15. Tương tác giữa mật độ, loại phân bón đến năng suất thực thu

TT Công thức Thu đông 2015 Xuân 2016

1 M1P1 76,45 78,63 2 M2P1 75,90 76,23 3 M3P1 72,87 74,00 4 M1P2 76,33 77,03 5 M2P2 74,23 75,60 6 M3P2 71,90 73,60 7 M1P3 75,87 77,20 8 M2P3 74,40 75,45 9 M3P3 71,45 73,80 CV% 4,28 3,4 LSD 0,05 3,58 3,19

Như vậy có thể thấy, trong cùng nền phân bón thì mật độ cao hơn cho năng suất cao hơn, năng suất luôn đạt cao nhất ở mật độ M1 (7,7 vạn cây/ha) ở tất cả các nền phân bón khác nhau.

Trong cùng một công thức, thời vụ khác nhau cũng cho năng suất khác nhau tuy nhiên mức độ chênh lệch là không lớn, năng suất của vụ xuân có xu hướng cao hơn vụ thu đông.

Như vậy có thể thấy, đối với H119 tại đồng bằng, năng suất đạt cao nhất ở mật độ 7,7 vạn cây/ha và có thể sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau, tuy nhiên tùy theo điều kiện canh tác mà sử dụng loại phân bón nào cho tiết kiệm và hiệu quả.

M1P1 M3P1

M1P2 M3P2

M1P3 M2P3

Thực tế, trong thí nghiệm này chúng tôi muốn tìm hiểu hiệu lực của loại phân bón trong 3 mật độ khác nhau, qua đó xem sử dụng loại phân nào hiệu quả hơn trong cùng một điều kiện mật độ và đồng thời chỉ ra mật độ nào cùng loại phân nào đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, để đạt được mục tiêu, cần phải tính hiệu quả kinh tế của các công thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)