2.1.4.1. Đối với Lenovo 2.1.4.1.1. Thị phần và doanh số
Với việc thực hiện thành công thương vụ M&A với IBM, chỉ sau một đêm Lenovo đã trở thành đơn vị sản xuất máy tính đứng thứ ba thế giới. Xa hơn nữa, sau quá trình hậu hòa nhập M&A, Lenovo đã đưa mảng máy tính của mình đạt được những thành tựu to lớn cùng với câc mảng kinh doanh khác: theo công bố từ phía Lenovo, lãi ròng trong quý bốn năm 2014 đạt 253 triệu đô la Mỹ, cao hơn so với mức dự đoán 200 triệu đô la trước đó. Tổng doanh thu tăng 31% lên 14,1 tỷ đô la Mỹ, cao hơn mức 13,7 tỷ đô la được dự đoán (BBC, 2015). Chủ tịch và giám đốc điều hành của Lenovo hiện tại, ông Dương Nguyên Khánh, nói : "Mảng kinh doanh máy tính cá nhân, mặt hàng chính của chúng tôi, tiếp tục dẫn đầu thị trường, với lợi nhuận ngày càng tăng" (BBC, 2015). Lenovo là nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới và các kết quả mới nhất cho thấy sự mở rộng thị phần trên một thị trường đang thu nhỏ dần (xem bảng 2.1). Lenovo cho biết hiện đang nắm 20% thị phần, mức kỷ lục đối với sản phẩm máy tính cá nhân, với doanh thu khoảng 9,15 tỷ đôla năm 2014. Hãng này cũng cho biết số lượng đơn đặt hàng đã tăng 5% so với mức -3% trung bình của thị trường nói chung, do nhu cầu tăng cao từ Đông Âu
1 2 3 4 5 Khác 49.8% Khác 46.5%% Khác 44.9% Khác 42.8% Khác 40.0% Khác 42.8% Khác 41.2% Khác 40.8 Khác 35.7% Toshiba 3.8% Toshiba 4.0% Toshiba 4.6% Toshiba 5.0% 5.4% Asus 5.7% Asus 6.9% Asus 6.3% Asus 7.2% Lenovo 7.0% Lenovo 7.4% Lenovo 7.5% Lenovo 8.0% Lenovo 10.9% Acer 10.8% Acer 10.2% Acer 8.1% Acer 7.9% Acer 7.6% Acer 9.7% Acer 10.6% Dell 12.1% Dell 12.0% Dell 11.7% Dell 10.7% Dell 11.6% Dell 12.8% HP 15.9% Dell 14.2% Dell 14.1% Acer 12.9% Acer 13.9% Lenovo 12.5% Lenovo 14.9% HP 16.2% HP 17.5% Dell 15.9% HP 18.1% HP 18.2% HP 19.1% HP 17.9% HP 16.6% HP 16.1% Lenovo 16.9 Lenovo 18.8% Xêấp h ngạ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
(BBC, 2015). Tập đoàn này gần đây đã mua lại Motorola và mảng kinh doanh máy chủ của IBM hồi năm ngoái nhằm đa dạng hóa mô hình kinh doanh.
Đặc biệt đối với thương hiệu máy tính xách tay nổi tiếng trước đây của IBM - Thinkpad, Lenovo đã phát triển và đạt cột mốc 100 triệu chiếc máy Thinkpad đã được bán ra vào đầu năm 2015. Trang chủ của Lenovo đã công bố báo chí sự kiện này cùng với việc công bố chiếc máy tính xách tay X1 Carbon mới để kỉ niệm sự kiện trên.
Bảng 2.1. Thị phần của các hãng máy tính xách tay trên thế giới từ 2006- 2014 (Đơn vị %)
Nguồn: Gartner 2.1.4.1.2 Thương hiệu
“Sau khi mua lại bộ phận máy tính của IBM, chúng tôi đã hứa sẽ không chỉ bảo vệ và duy trì danh tiếng cho dòng máy ThinkPad, mà sẽ làm cho nó tốt hơn, mạnh mẽ hơn. Đến nay, khi Lenovo vươn lên trở thành nhà sản xuất số 1 trên thị trường máy tính, ThinkPad vẫn là một trong những thương hiệu được người dùng tin tưởng và đánh giá cao nhất. Trong kỷ nguyên mà chúng tôi gọi là PC+ hiện nay, khi Lenovo mở rộng sản xuất và kinh doanh sang các lĩnh vực khác ngoài PC như điện thoại di động, máy chủ, hệ sinh thái và điện toán đám mây, ThinkPad vẫn là dòng sản phẩm chiến lược và là trọng tâm kinh doanh của chúng tôi”, ông Dương
Nguyên Khánh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Lenovo phát biểu nhân sự kiện dòng máy tính ThinkPad đạt dấu mốc quan trọng 100 triệu máy được bán ra (Anh Linh, 2015).
Sau khi Lenovo mua lại mảng kinh doanh sản xuất máy tính của Lenovo, trong một quãng thời gian dài, người tiêu dùng đã bắt đầu nghi ngờ rằng một công ty Trung Quốc liệu có duy trì được thương hiệu Thinkpad nổi tiếng với chất lượng hoàn hảo, bền bỉ, ổn định. Mặc dù IBM cho phép Lenovo được sử dụng logo IBM nhưng Lenovo đã ngừng sử dụng logo IBM trên tất cả các máy tính ThinkPad sắp xuất xưởng vào năm 2007 - 3 năm sau ngày mua lại bộ phận PC của gã khổng lồ IBM. Vào lúc đó người tiêu dùng đã băn khoăn khi thương hiệu Thinkpad sẽ không gắn liền với logo IBM nữa mà sẽ gắn liền với Lenovo. John Sheesley của trang TechpublishUS đã chỉ ra sự khác nhau về nơi sản xuất của những chiếc Thinkpad chuyển từ Mexico sang Trung Quốc đồng thời nhắc lại một số khiếm khuyết về chất lượng bàn phím của những chiếc Thinkpad được sản xuất năm 2006 và đã tiến hành khảo sát “Có phải Lenovo đã hủy hoại Thinkpad ?” . Kết quả :
● 964 người đồng ý.
● 748 người phản đối.
● 394 người chưa từng nghe tới nhãn hiệu Lenovo Thinkpad.
Như vậy so với số người phản đối ý kiến trên (748 người), số người không có nhận thức hay có suy nghĩ tiêu cực về thương hiệu Thinkpad do Lenovo tiếp quản gần gấp đôi (1358 người) vào lúc đó. Đáng nói hơn cuộc điều tra này xuất phát từ Mỹ, quê hương của IBM PC. Điều đó cho thấy ít nhất tại thị trường Mỹ, Lenovo đang gặp khó khăn, ít nhất là đối với việc tiếp quản một bộ phận và một thương hiệu máy tính rất nổi tiếng khai sinh bởi một công ty Mỹ -IBM.
Tuy nhiên trải qua nhiều sóng gió, thương hiệu Lenovo Thinkpad ngày nay vẫn được tin tưởng. Các trang báo công nghệ nước ngoài vẫn đánh giá rất cao Lenovo Thinkpad, đặc biệt là các dòng máy T,X hướng đến đối tượng doanh nhân. Trang laptopmag.com đã chọn chiếc X240 và T440s lần lượt là những chiếc máy tính có thời lượng pin tốt nhất và laptop doanh nhân tốt nhất tinhd đến tháng 2 năm 2015. Trang này cũng bình chọn Lenovo là thương hiệu sản xuất máy tính tốt thứ nhì sau Apple. Trong bảng xếp hạng Fortune Global 500, Lenovo xếp thứ 260.
Thương hiệu máy tính xách tay Ideapad hướng tới nhiều đối tượng bình dân và giải trí (trừ đối tượng doanh nhân, doanh nghiệp của Thinkpad ) của Lenovo cũng được khai sinh phần nào làm người tiêu dùng liên tưởng tới thương hiệu Thinkpad nhờ việc bỏ chữ Think thay bằng chữ Idea - một chữ có nghĩa khá giống và liên quan với từ Think.
2.1.4.1.2 Công nghệ
Trong quá trình đàm phán với IBM. Lăng Chí Quân đã mô tả rằng việc đàm phán liên quan đến giá trị của bằng sáng chế và thương hiệu là một trong những vấn đề gây tốn thời gian nhất giữa hai bên. Việc mua lại IBM giúp Lenovo có trong tay toàn bộ sáng chế của IBM về máy tính cá nhân. Cùng với đó là việc sở hữu bộ máy nhân sự của phòng R&D, những người trực tiếp tạo ra các sáng chế của công ty. Việc này giúp cho Lenovo mở rộng phát triển đa dạng hơn các mẫu máy tính của mình nhờ việc áp dụng các sáng chế đó không chỉ lên các dòng máy tính trước đây của IBM mà còn lên các sản phẩm do chính Lenovo tự nghiên cứu sãn xuất. Ví dụ như việc các dòng máy tính Ideapad của Lenovo chia sẻ bàn phím có hình dáng thiết kế giống với bàn phím của Thinkpad gọi là AccuType và cả bàn phím ngói lợp truyền thống trước đây.
2.1.4.2. Đối với IBM
Đối với IBM, việc được Lenovo mua lại mảng kinh doanh sản xuất máy tính xách tay giúp IBM cắt bỏ được một bộ phận không những không sản sinh ra lợi nhuận mà còn gây lỗ. Việc IBM chủ động đưa ra lời đề nghị cho Lenovo cho thấy ban quản trị của IBM đã coi như từ bỏ khả năng kiếm lời từ mảng máy tính xách tay. Vụ M&A này còn giúp cho IBM thu về một khoản tài chính giúp công ty tập trung đầu tư phát triển vào các mảng kinh doanh khác vào thời điểm đấy và sau này như mảng máy chủ (hiện nay cũng đã được Lenovo mua lại ), sản xuất vi mạch (bán lại cho Global Foundaries) điện toán đám mây và các giải pháp dành cho doanh nghiệp...Năm 2012, trong báo cáo doanh thu hàng năm (2012 IBM Annual Report) IBM công bố doanh thu 104.507 triệu đô la Mỹ với thu nhập ròng là 16.604 triệu đô, đến 2013 doanh thu 99.751 triệu đô la Mỹ với thu nhập ròng 16.483 triệu đô (IBM.com, 2012, trang 26-27).