Tổng quan về xu hướng phát triển của ngành công nghệ cũng như

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 66 - 71)

như M&A ngành công nghệ trên thế giới

3.1.1.1 Xu hướng phát triển của ngành công nghệ năm 2015 và trong tương lai

Theo Nhật Thanh, hãng nghiên cứu thị trường Gartner đã đưa ra 10 xu hướng công nghệ của Gartner cho năm 2015 như sau:

● Tính toán ở mọi nơi - Điện toán di động.

Theo Gartner, điều này chỉ có nghĩa là sẽ phổ biến hơn nữa khả năng truy cập khắp mọi nơi vào các hệ thống mạng. Màn hình thông minh và các thiết bị kết nối sẽ rất phát triển, với nhiều hình thức, kích cỡ và cách thức tương tác. Gartner cảnh báo rằng bộ phận IT truyền thống sẽ không còn thích hợp để đối mặt với những thách thức “mọi lúc, mọi nơi”, và các nhân sự IT phải cần đạt được những kiến thức chuyên môn hơn.

Cũng theo ThaiPH, theo số liệu của IDC, sẽ có hơn 2 tỷ người dùng trên hành tinh truy cập Internet trong năm 2013 (ThaiPH, 2013). Tuy nhiên, điều quan trọng không phải ở số lượng người dùng trực tuyến mà là lượng thiết bị được sử dụng để truy cập. IDC dự báo công nghệ di động sẽ thắng thế với hơn một nửa số người truy cập Internet từ các thiết bị di động trong năm. Thiết bị điện toán đang được định nghĩa lại trong cuộc cách mạng hướng tới trải nghiệm người dùng, giản dị trong sử dụng và khả năng di động cao. Hầu hết, dù chưa phải là tất cả, các thiết bị điện toán được thiết kế cho mục đích đa chức năng chứ không chỉ chuyên biệt. Thay vì chỉ có thể dùng màn hình PC như trước đây mỗi khi kết nối Internet, những thiết bị di động cá nhân tiên tiến như smartphone, máy tính bảng đều gắn liền hoạt động với môi trường Internet. Chúng có sức mạnh điện toán từ những bộ vi xử lý theo kiến trúc ARM tiêu thụ điện năng thấp, màn hình cảm ứng điện dung cùng những thiết kế giao diện ứng dụng tinh tế hỗ trợ các thao tác chạm vuốt hết sức tự nhiên so với điều khiển chuột và bàn phím truyền thống. Các hệ điều hành di động iOS, Android, Windows Phone cùng các kho ứng dụng trực tuyến phát triển mạnh

liên tục đem đến những trải nghiệm tốt chưa từng có cho người dùng (ThaiPH, 2013).

● Internet of Things (IoT).

Nguyễn Thúc dẫn lời Cisco, hiện tại có khoảng 99,4% số “đối tượng” trên thế giới vẫn không được “kết nối” lại với nhau. Chi tiết hơn có 10 tỷ trên 1,5 ngàn tỷ đối tượng đang được kết nối. Nếu chia con số này đều trên dân số thế giới, mỗi người sẽ sở hữu khoảng 200 thứ sẽ có thể được kết nối đi đâu đó. Kết quả này cũng cho thấy tiềm năng cực lớn của việc kết nối những thứ vẫn đang đứng riêng lẻ (Nguyễn Thúc, 2013). Nguyễn Thúc cũng cho rằng cho tới nay, sức tăng trưởng của Internet vẫn ở mức cao. Số liệu thống kê của Cisco vào năm 2000 cho thấy có khoảng 200 triệu thiết bị được kết nối với Internet (Nguyễn Thúc, 2013). Được thúc đẩy nhờ sự phát triển công nghệ di động và xu hướng “tự sử dụng thiết bị cá nhân”, con số này giờ đây đã là 10 tỷ - tiền đề mở ra một kỉ nguyên mới khi Internet có mặt ở mọi nơi, mọi lúc và kết nối mọi thứ. Nói cách khác, khái niệm mới “Internet of Everything” sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển bùng nổ tiếp theo của Internet với tầm ảnh hưởng vươn tới cả con người, quy trình, dữ liệu và vô vàn các thứ khác nữa.

Cũng theo Nguyễn Thúc, thực tế, “Internet of Everything” được thúc đẩy nhờ nhiều yếu tố. Trước hết, sự phát triển bùng bổ của công nghệ thông tin từ năng lực xử lý, lưu trữ, băng thông (với mức giá rẻ hơn), các dịch vụ điện toán đám mây, mạng xã hội, điện toán di động, khả năng phân tích Big Data và chuyển thành những hoạt động thực thụ. Đặc biệt trong số này còn là khả năng tính toán và kết hợp phần cứng và phần mềm trở thành những giải pháp cho phép khai thác khả năng kết nối hiệu quả hơn nhiều. Trong khi đó, những rào cản đối với việc kết nối ngày càng ít hơn.

Bên cạnh đó, Nguyễn Thúc dẫn lời Cisco khi nhắc tới kích thước thiết bị và linh kiện đang ngày càng nhỏ gọn và dễ tích hợp hơn. Những chiếc máy tính với kích thước chỉ bằng hạt gạo (1x1x1mm) đã có thể tích hợp đủ từ tế bào quang năng, pin mỏng, bộ nhớ, cảm biến áp suất, bộ thu phát tín hiệu không dây. Máy ảnh cùng kích thước có thể cho hình ảnh 250x250 còn cảm biến với kích thước bằng hạt bụi

(0,05 x 0,005mm) có thể đánh giá và truyền thông tin về nhiệt độ, áp suất, chuyển động… (Nguyễn Thúc, 2013)

Cuối cùng, Cisoco cho rằng “Internet of Everything” đã cho thấy tương lai lợi nhuận của doanh nghiệp đã chuyển dần sang khả năng khai thác hiệu quả các mô hình kết nối. Cụ thể hơn nữa, đó chính là khả năng tạo ra được tài sản trí tuệ dựa trên những kết nối đó. Các công ty trong giai đoạn mới sẽ khó lòng có thể chỉ dựa trên những yếu tố nội lực và kiến thức từ phía nhân lực. Thay vào đó, họ sẽ phải thu hút và tận dụng hiệu quả từ các nguồn bên ngoài. Điều này – chỉ có thể thực hiện được – thông qua “Internet of Everything”. Theo Cisco, khái niệm “giá trị cơ hội” (Value at stake) là mức lợi nhuận tiềm năng tối thiểu có thể tạo hoặc chi phí hoặc di chuyển qua lại giữa các công ty hoặc ngành công nghiệp tuỳ theo độ hiệu quả trong việc triển khai mô hình “Internet of Everything” của họ. Trong khoảng 10 năm tới, mức giá trị cơ hội cho các công ty và ngành công nghiệp khi tiếp cận Internet of Everything có thể lên tới 14,4 ngàn tỷ USD (Nguyễn Thúc, 2013).

● In ấn 3D.

Theo Gartner, công nghệ này đã được khoảng từ năm 1984, nhưng bây giờ đã trưởng thành và đang gia tăng. Trong khi in ấn 3D được người tiêu dùng rất quan tâm, nó thực sự có giá trị nhiều hơn cho doanh nghiệp.

● Phân tích dữ liệu sẽ được chú trọng và tăng cường hơn (Advanced, Pervasive and Invisible Analytics).

Mọi ứng dụng đều có khả năng phân tích. Theo Quỳnh Lam, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp cũng đã có những dịch vụ, công cụ quản lý một lượng dữ liệu lớn. Nhưng ngày nay, các doanh nghiệp này các dữ liệu không chỉ đến từ nhiều thiết bị khác nhau mà còn ngày càng phức tạp với nhiều thông tin cần phải được phân tích gần như theo chế độ thời gian thực (Quỳnh Lam, 2014).

Theo lời Greg DeMichillie, Google sẽ tung ra nhiều hơn nữa các dịch vụ cũng như công cụ chuyên dụng cho việc phân tích và quản lý Big Data. Theo phân tích cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào các dự án Big Data, bộ phân IT thường phải vật lộn với việc sắp xếp, dọn dẹp và trích xuất dữ liệu. Nhưng Google, với khoảng thời gian dài đến 15 năm kinh nghiệm đã sớm nhận thức và đã phát triển những công nghệ giúp giải quyết các vấn đề trên.

● Hệ ngữ cảnh phong phú (Context Rich Systems).

Theo Gartner, thông tin về người sử dụng, vị trí của họ, những gì họ đã làm trong quá khứ, sở thích, quan hệ xã hội và nhiều thuộc tính khác đều trở thành đầu vào cho các ứng dụng (Nhật Thanh, 2014).

● Máy móc thông minh.

Gartner đưa ví dụ về công ty khai khoáng toàn cầu Rio Tinto, đang sử dụng loạt xe tải tự vận hành, cho thấy vai trò của máy móc thông minh (Nhật Thanh, 2014).

● Điện toán đám mây.

Điện toán đám mây phát triển sẽ nhấn mạnh vai trò trung tâm của đám mây. Một ứng dụng sẽ nằm trên đám mây, phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Theo Thạch An, việc chuyển sang điện toán đám mây là một quyết định quan trọng trong việc xử lý dữ liệu lớn, thậm chí nền tảng công nghệ này còn dẫn đến nhiều mô hình kinh doanh mới. Điện toán đám mây đang tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong kiến trúc máy tính, phát triển phần mềm và các công cụ và cả trong cách chúng ta lưu trữ, phân phối và sử dụng thông tin. Thạch An cũng dẫn nguồn một nghiên cứu khảo sát gần đây của VMware cho thấy có tới 83% doanh nghiệp Việt Nam coi đám mây là ưu tiên hàng đầu, và 67% doanh nghiệp nói rằng điện toán đám mây có ảnh hưởng lớn tới hoạt động chuyển đổi kinh doanh (Thạch An, 2014). Còn trên thế giới, tại thời điểm năm 2012 chỉ có 13% doanh nghiệp đã cơ bản áp dụng các dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán đám mây, nhưng dự kiến con số này sẽ tăng lên 41% trong 3 năm tới, theo kết quả khảo sát mới của IBM (Thạch An, 2014). Theo đó, có 72% doanh nghiệp cho biết họ đã sử dụng công nghệ đám mây, trong đó có 38% nói rằng họ đã thí điểm triển khai điện toán đám mây; 21% cho biết đã tiếp nhận nền tảng điện toán đám mây; 13% cho biết đã sử dụng công nghệ đám mây cho công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong ba năm tới, con số này dự kiến sẽ tăng đáng kể, với 90% số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch tham gia vào các hoạt động điện toán đám mây. Cũng theo IBM, điện toán đám mây dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm và có giá trị tới 241 tỷ USD vào năm 2020 (Thạch An, 2014).

● Software Defined Applications and Infrastructure - Ứng dụng và hạ tầng được xác định bằng phần mềm.

Theo Gartner, Công nghệ thông tin sẽ không thể làm việc với chương trình, thành phần đã được được xác định trước, nó cần có một hạ tầng động, linh hoạt hơn. Ứng dụng và hạ tầng được xác định bằng phần mềm được xem như là một giải pháp tối ưu cho vấn đề trên

● Web-Scale IT - Web quy mô công nghệ thông tin.

Các website kiểu này được hiểu như là áp dụng một số mô hình được sử dụng bởi các nhà cung cấp đám mây lớn, bao gồm cả chấp nhận rủi ro và dàn xếp, hợp tác với các nhà cung cấp nói trên.

● Bảo mật.

Đặc biệt, Gartner nhấn mạnh nhiều hơn đến ứng dụng tự bảo vệ. Các lo ngại bảo mật từ các vụ bê bối thu thập, ăn cắp thông tin, nghe lén điện thoại, laptop người dùng … cùng với xu hướng đem bảo mật sinh trắc học (vân tay) lên các thiết bị di động đã thúc đẩy các công ty công nghệ tung ra các giải pháp bảo mật tiên tiến hơn.

3.1.1.2. Xu hướng M&A ngành công nghệ sắp tới

Thị trường điện thoại di động, điện toán đám mây, dữ liệu và phân tích, và an ninh được dự kiến sẽ giúp các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) phát triển mạnh trong năm 2015, theo một khảo sát của KPMG- một công ty kiểm toán và tư vấn của Mỹ. “Kết quả khảo sát của chúng tôi chỉ ra rằng sự nối lên của ngành công nghệ trong các hoạt động M & A năm ngoái sẽ tiếp tục diễn ra vào năm nay và tập trung một số xu hướng, bao gồm tầm quan trọng của điện thoại di động, tiến bộ hơn trong dữ liệu và phân tích, sự tập trung cho bảo mật và an ninh, và công nghệ điện toán đám mây”, Chad Seiler cho biết (KPMG, 2015). “Những yếu tố này, kết hợp với dự trữ tiền mặt lớn, được cho là sẽ thúc đẩy hoạt động M & A. Việc mua lại phần vốn có khả năng tiếp tục diễn ra ở mức tương đối cao” . Trong cuộc khảo sát KPMG về xu hướng M&A từ 738 cán bộ tài chính Mỹ và các chuyên gia M & A ngành công nghệ bao gồm một loạt các ngành công nghiệp, gần một nửa (47 phần trăm) cho biết công nghệ sẽ là ngành công nghiệp năng động nhất cho việc sáp nhập và mua lại trong năm 2015, theo sau là dược phẩm / công nghệ sinh học (33 phần

trăm). Hơn 80 phần trăm các chuyên gia M&A mong đợi khách hàng của họ để thực hiện ít nhất một mua lại vào năm 2015, với gần một nửa (47 phần trăm) dự kiến 1-3 vụ mua lại và 11 phần trăm nói rằng khách hàng của họ sẽ tiến hành 11 hoặc nhiều hơn trong năm 2015. Một nửa số chuyên gia được hỏi dự đoán giá trị trung bình của các vụ mua lại để là $ 250 triệu hoặc ít hơn, tiếp theo là $ 250 đến 999.000.000 đô la Mỹ (46 phần trăm), và 1 tỷ đô la Mỹ hoặc cao hơn (bốn phần trăm). Các động lực chính cho giao dịch công nghệ được đề cập đến tập trung vào tài sản trí tuệ và / hoặc tài năng (50 phần trăm), mua lại mang về mua lại để nâng cao sản phẩm mới (42 phần trăm), việc mua lại các công nghệ tiên tiến, sản phẩm (41 phần trăm), mong muốn tham gia vào thị trường (41 phần trăm), và mong muốn mở rộng nền tảng công nghệ hiện có (40 phần trăm) . Các chuyên gia M & A ngành công nghệ trong các cuộc điều tra hầu như nói rằng thách thức phổ biến nhất để đối phó làm trong năm tới là sự chênh lệch về giá giữa người mua và người bán (67 phần trăm). Họ cũng đã quan tâm đến việc xác định các mục tiêu phù hợp (39 phần trăm) và sự liên kết người mua / mục tiêu về chiến lược thực hiện sau thỏa thuận (25 phần trăm). Ngoài M&A, các nhà quản trị công nghệ cao cũng sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm mới để tăng doanh thu trong năm 2015, theo 44 phần trăm, và mở rộng địa lý, theo 22 phần trăm ý kiến các chuyên gia được hỏi (KPMG, 2015).

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)