M&A ngành công nghệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 71 - 74)

3.1.2.1. Dự báo M&A ngành công nghệ tại Việt Nam sắp tới

Hoạt động mua bán - sáp nhập trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Vũ Minh cho rằng do ít chịu tác động của các nhân tố khách quan như nguyên liệu đầu vào, năng lượng, lãi suất… nên dù kinh tế gặp khó, các công ty công nghệ thông tin vẫn đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng. Đây chính là lý do khiến hoạt động mua bán - sáp nhập trong lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới (Vũ Minh, 2014).

IMAA Thụy Sỹ cho biết, các thương vụ M&A ở lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ rất sôi động, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ Internet, thanh toán điện tử và di động... Theo Vũ Minh thì các sản phẩm và dịch liên quan đến thương mại điện tử như thanh toán điện tử, giải pháp quản lý hàng tồn kho, giao

nhận, hay dịch vụ Internet như đào tạo trực tuyến, y tế trực tuyến, tài chính trực tuyến và bất động sản trực tuyến sẽ nhận được sự chú ý của giới đầu tư. Vũ Minh cũng cho rằng thị trường công nghệ thông tin Việt Nam đang được các nhà đầu tư của Nhật Bản, Nga và Singapore nhằm rót vốn thông qua việc mua lại cổ phần, đầu tư vốn hoặc mua lại toàn bộ một doanh nghiệp tại chỗ. Theo đó thì các nhà đầu tư nước ngoài không dừng lại ở lợi nhuận mà muốn tìm điểm xuất phát nhanh nhất khi bước vào thị trường mới này. "Giá trị của các thương vụ có thể không lớn nhưng lại có ý nghĩa quan trọng cho các doanh nghiệp trong nước tìm vốn, kinh nghiệm phát triển thị trường và năng lực quản trị từ các nhà đầu tư", một chuyên gia về M&A nhận định. Theo đánh giá của Đặng Xuân Minh thì Việt Nam là điểm đầu tư khá hấp dẫn và nằm trong kế hoạch kinh doanh của các tập đoàn công nghệ lớn như Intel, Google, eBay, Hon Hai... Không những thế, trong danh mục đầu tư của hầu hết các quỹ đầu tư trong và ngoài nước hiện nay đều có tên một vài doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin. Quỹ đầu tư IDG Venture cho biết thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam đang rất nóng, các quỹ đầu tư mạo hiểm như IDG đang ráo riết tìm kiếm và rót tiền vào các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Internet. Trong khi đó, một quỹ đầu tư mạo hiểm khác của Nhật Bản là CyberAgent Ventures Việt Nam, cho biết họ sẽ tiếp tục rót vốn vào 4 công ty khác ở Việt Nam trong năm 2014 (Vũ Minh, 2014). Trước đó, hồi đầu năm nay, quỹ này đã rót vốn vào Công ty Công nghệ DKT để phát triển giải pháp thương mại điện tử Bizweb.vn. Điều đáng chú ý hơn nữa là, mua bán và sáp nhập không chỉ đến từ các quỹ mạo hiểm mà ngay cả các công ty công nghệ thông tin trong nước như FPT cũng bày tỏ tham vọng mua một số doanh nghiệp công nghệ thông tin khác, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Nhóm nghiên cứu MAF cho biết, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT đã từng chia sẻ, tập đoàn này sẽ dành một khoản đầu tư khoảng 50 triệu USD cho việc mua bán các công ty công nghệ trong năm nay. Vẫn theo nguồn tin này, FPT sẽ thực hiện M&A với những đối tác có công nghệ, dịch vụ hoặc thị trường mà họ chưa có. Quy mô doanh nghiệp mà FPT muốn M&A có thể khoảng 50 người đến vài trăm người. “Tỷ lệ không thành công trong M&A cũng rất lớn. Tuy nhiên, tôi hi vọng năm nay FPT có từ một đến ba thương vụ mua bán doanh nghiệp thành công”. Đặc biệt trong năm 2014, theo lời của Trung Hiền, FPT

đã thực hiện một vụ M&A qua biên giới với việc mua lại RWE IT Slovakia. Theo đó, RWE IT Slovakia sẽ trở thành công ty 100% vốn của FPT Software tại châu Âu và được đổi tên thành FPT Slovakia. Đây là thương vụ mua bán - sáp nhập đầu tiên tại thị trường nước ngoài của FPT nói riêng và lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam nói chung. Trung Hiền cho biết RWE IT Slovakia được thành lập năm 2004, hiện có trên 400 nhân viên, trong đó phần lớn là các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực SAP (các giải pháp quản trị nguồn lực). Là đơn vị thành viên của tập đoàn RWE, RWE IT Slovakia tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là các giải pháp SAP và “Smart Home” cho công ty mẹ. RWE sẽ trở thành khách hàng lớn nhất của FPT Software tại thị trường châu Âu trong vòng 5 năm. FPT Software kỳ vọng thỏa thuận này không chỉ giúp công ty nâng cao năng lực cung cấp, tư vấn giải pháp SAP và các giải pháp “Smart Home” mà còn giúp mở rộng quy mô khách hàng tại thị trường châu Âu và thế giới.

Theo Vũ Minh, một trong những động lực thúc đẩy M&A ngành công nghệ thông tin nói riêng cũng như các lĩnh vực khác nói chung đang đứng trước cơ hội lớn là nhờ các cú hích từ chính sách, cả chung lẫn riêng. Theo đó thì hững thay đổi mang tính đột phá của hàng loạt văn bản luật quan trọng như: Đầu tư, Doanh nghiệp, Chứng khoán… được kỳ vọng sẽ khơi thông những điểm nghẽn của dòng vốn đầu tư ngoại. Vũ Minh cũng nhấn mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngay từ ngày 15/1/2014, Thủ tướng đã có Quyết định 109/QĐ-TTg quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó Ủy ban này sẽ có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước, các ngành, lĩnh vực trọng điểm và trong toàn xã hội, nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia… Việc này cho thấy rõ sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng và Chính phủ đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào nền kinh tế (Vũ Minh, 2014).

3.1.2.2. Một số hạn chế của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong M&A

Thứ nhất là ngành công nghệ nước ta còn khá non trẻ dẫn đến các doanh nghiệp công nghệ chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về M&A, đặc biệt là trong các vụ M&A qua biên giới. Đặc biệt khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đang chú ý đến ngành công nghệ nước ta và tìm cách thâm nhập bằng M&A như đã nêu rõ ở trên. Đây cũng là khó khăn mà Lenovo từng gặp phải khi thực hiện thương vụ M&A với bộ phận IBM PC được nói đến ở phần 2.1.2.3.2. Việc này có thể gây khó khăn và rất có thể dẫn đến rủi ro khi thực hiện sáp nhập tương tự như những gì Lenovo mắc phải.

Thứ hai, các doanh nghiệp công nghệ nước ta nói riêng và các ngành khác nói chung thiếu các đối tác môi giới và tư vấn chuyên nghiệp hiểu rõ những kiến thức cơ bản về hoạt động M&A như: quy trình thực hiện M&A, các quy định pháp luật về M&A, cách tìm đối tác chiến lược...

Thứ ba, theo Trung Hoàng, sự thiếu thông tin và hiểu biết về các doanh nghiệp tham gia M&A tại Việt Nam cũng là cản trở không nhỏ cho quá trình M&A hiện nay. Do vậy, nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp nước ngoài khi tính đến chuyện M&A tại Việt Nam là khá cao, đòi hỏi sự minh bạch từ chính sách tới cấp doanh nghiệp. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần áp dụng những chuẩn mực quốc tế về quản trị, kiểm toán tài chính doanh nghiệp... để cuộc chơi M&A được công bằng và hiệu quả. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với việc tìm kiếm và xử lý thông tin của các đối tác nước ngoài.

Thứ tư, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp công nghệ của Nhà nước nói riêng chưa phát triển tương xứng với nguồn lực. Thị trường M&A sắp tới được dự báo rất sôi động, đi kèm với đó là cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh của mình nếu không muốn biến thành công ty mục tiêu của một vụ M&A không mong muốn

3.2. Một số bài học đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành M&A

nào

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)