Doanh nghiệp cần tranh thủ và tối ưu hóa lợi ích, sự giúp đỡ nhận

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 77 - 78)

được từ chính phủ

Như đã nói trong chương hai, việc Lenovo có đủ sức để mua lại một bộ phận lớn như IBM PC rất cần đến sự trợ giúp của chính phủ. Tại thời điểm đó, Lenovo là một công ty sở hữu nhà nước nên việc này là đương nhiên. Tuy nhiên, rất nhiều khâu kiểm duyệt đến từ phía chính phủ Trung Quốc đã được thực hiện đối với Lenovo, đặc biệt là việc định giá mua lại IBM PC. Như vậy một mặt chính phủ giúp đỡ Lenovo trong việc vay vốn để có đủ khả năng tài chính mua lại, một mặt cũng tham gia kiểm soát thương vụ một cách chặt chẽ.

Xét đến Việt Nam, trong hoàn cảnh hiện nay thì các công ty hay tập đoàn kinh tế nhà nước đang được cổ phần hóa. Mặc dù vậy, sự trợ giúp của nhà nước đối với các tập đoàn này trong quá khứ và cho đến hiện nay là rất lớn, tuy nhiên hiệu quả trong việc tận dụng lợi thế này là không tương xứng. Đơn cử như là Vinashin. Theo Trần Ngọc Thơ, năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra nước ngoài để đầu tư cho các dự án của Vinashin. Theo Nhật Tiến, trong tháng 11 năm 2009, Thủ tướng chính phủ còn ký quyết định phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn để đầu tư dự án nâng cấp mở rộng Công ty Đóng tàu Phà Rừng và dự án đầu tư nâng cao năng lực đóng tàu của Công ty đóng tàu Hạ Long thuộc Tập đoàn. Tuy nhiên đến tháng

7/2010, Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện tình hình tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh của Vinashin. Theo Hồng Anh và Hoàng Lan, trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ gửi Thủ tướng, tính tới cuối năm 2009, tổng giá trị tài sản của Vinashin đạt hơn 102.500 tỷ đồng. Nếu loại trừ các công nợ nội bộ thì tổng giá trị tài sản còn lại gần 92.600 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của Vinashin tính đến thời điểm cuối năm 2009 là hơn 86.700 tỷ đồng bao gồm 750 triệu đô la trái phiếu Chính phủ bảo lãnh vay, nợ các ngân hàng trong và ngoài nước, nợ các đối tác. Tổng vốn chủ sở hữu của Vinashin là 5.900 tỷ đồng. Trong năm 2009, Vinashin thực lỗ gần 5.1 tỷ đồng, nhiều hơn 3.300 tỷ so với báo cáo tài chính của Vinashin (1.700 tỷ đồng). Cũng trong năm đó tập đoàn này phải tái cơ cấu (Hoàng Lan, Hồng Anh , 2010).

Sắp tới các công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa nên phần nào đó sự trợ giúp của Chính phủ sẽ bị hạn chế hơn so với trước đây. Do đó muốn phát triển doanh nghiệp cần tối ưu hóa hơn nữa các lợi ích và sự giúp đỡ nhận được từ chính phủ.

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)