Khó khăn và thách thức còn tồn tại

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 66)

Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, ngay sau khi Liễu Truyền Chí trở lại với chức danh chủ tịch hội đồng quản trị của Lenovo và Dương Nguyên Khánh quay lại với vị trí quen thuộc CEO, Lenovo đã có những bước phát triển vượt bậc để rồi kết thúc năm 2014 với vị trí dẫn đầu về máy tính cá nhân tính theo thị phần theo Gartner. Tuy vậy vẫn có một số vấn đề tồn tại đối với tập đoàn này : Sự phụ thuộc công nghệ và xung đột văn hóa.

Trong số 17 người giữ chức vụ cao nhất trong Lenovo theo Lenovo.com, có 6/17 người là người phương Tây trong đó 2 người là Phó Tổng giám đốc điều hành (bên cạnh Tổng giám đốc điều hành Dương Nguyên Khánh), 4 người còn lại là Phó giám đốc cao cấp. Đặc biệt Peter Hortensius là 1 trong 4 Phó giám đốc cao cấp và nắm giữ chức vụ Giám đốc Công nghệ là một người cũ của IBM. Hơn nữa, trong số các trụ sở quan trọng (Lenovo gọi là “key location”) được giới thiệu trên trang web của Lenovo, có hai trụ sở đã từng là của IBM PC. Đó là Trung tâm điều hành MORRISVILLE ở Mỹ và Trung tâm nghiên cứu cũ của IBM ỏ Yokohama, Kanagawa ở Nhật Bản. Theo Prasada Reddy, trong số các Trung tâm nghiên cứu của Lenovo, có 2 Trung tâm nghiên cứu ở trụ sở chính Bắc Kinh (Corporate R&D Center và BU R&D center), 2 Trung tâm ở Thượng Hải nghiên cứu phát triển điện thoại di động và máy tính xách tay, 1 ở Thành Đô là chi nhánh của Corporate R&D Center và đặc biệt riêng Trung tâm R&D ở Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu phát triển các dòng Think - sản phẩm rất nổi tiếng từng là của IBM (Prasada Reddy, 2011,trang 162). Điều này cho thấy rằng phần nào đó Lenovo vẫn còn khá phụ thuộc phần nào đó vào bộ phận IBM PC cũ về mặt công nghệ, ít nhất là với một sản phẩm mang mang tính toàn cầu, được biết đến rộng rãi như Thinkpad. Dẫn tới đội ngũ lãnh đạo sẽ không thể đồng nhất về mặt văn hóa như khi Lenovo còn là một công ty Trung Quốc bản địa. Cho nên các xung đột về văn hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở cấp độ lãnh đạo hoặc nhân viên.

2.2.2.2. Đối thủ

Các đối thủ của Lenovo cũng cạnh tranh gắt gao hơn khi hãng trở thành người dẫn đầu thị trường. Tại Mỹ, theo lời Tuấn Việt, riêng về kinh doanh thiết bị, Dell đạt được con số tăng trưởng 10% chỉ tính riêng trong Quý 3 năm 2014 dẫn đến thị phần của hãng ở thị trường Bắc Mỹ tăng 19%, gấp ba lần HP, năm lần so với

Apple và 10 lần so với Lenovo (Tuấn Việt, 2014). Xem thêm bảng 2.2 để biết thêm chi tiết.

Bảng 2.2. Năm nhà sản xuất PC hàng đầu tại Mỹ theo doanh số bán ra Q3-2014 (Đơn vị: % và chiếc)

Công ty Thị phần (%) Doanh số (chiếc)

HP 27,8% 4.615.335 Dell 24,1% 3.997.872 Apple 14,3% 2.366.212 Lenovo 10,5% 1.747.045 Toshiba 6,1% 1.011.112 Công ty khác 17,2% 2.851.994 Tổng cộng 100% 16.589.570

Nguồn: Thanh Trực trích từ Gartner (Thanh Trực, 2014)

Theo theasci.com, trong năm 2014 chỉ số hài lòng của người tiêu dùng tại Mỹ dành cho máy Mac của Apple vẫn dẫn đầu với chỉ số hài lòng đạt 84 điểm, lần lượt các vị trí khác gồm Acer (76 điểm), Dell (76 điểm) và Toshiba (75 điểm), HP (74 điểm). Lenovo không được đề cập tới trong số các vị trí dẫn đầu. Còn theo Gartner thì tại thị trường Mỹ, doanh số bán ra của Lenovo chỉ xếp thứ 4 sau 3 công ty Mỹ là HP, Dell, Apple (Thanh Trực, 2014).

2.2.2.3. PC không còn là mảng thị trường hấp dẫn

Kỳ Hà dẫn lời hãng nghiên cứu thị trường IDC rằng: “IDC mới đây đã điều chỉnh dự báo lượng PC xuất xưởng trong năm 2015 so với năm ngoái, tăng mức giảm lên -5% thay vì -3,3% như dự báo trước đây. Theo đó, IDC dự tính khoảng 293 triệu PC sẽ được xuất xưởng trong năm nay, so với 308 triệu máy của năm 2014. Theo dự báo của IDC, toàn bộ thị trường PC nếu chia đều cho mỗi quý sẽ được con số thấp hơn con số 74 triệu chiếc iPhone mà Apple đã bán ra trong quý cuối năm vừa qua. Tất nhiên Apple không thể duy trì mức bán iPhone kỷ lục như vừa rồi, vì quý cuối năm Apple thường bán được iPhone nhiều nhất. Nhưng những con số cho thấy đồ thị của hai thị trường, thiết bị di động và PC, đang có hướng ngược nhau” (Kỳ Hà, 2015). Nhà sản xuất bộ xử lý PC lớn nhất thế giới Intel dự báo doanh thu của hãng sẽ giảm gần 1 tỷ USD trong quý đầu năm 2015. Intel thừa

nhận nhu cầu nâng cấp PC của các doanh nghiệp thấp ngoài dự đoán. Intel cho rằng sức mua yếu của thị trường là do ảnh hưởng của nền kinh tế và tiền tệ đang lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là khu vực châu Âu nhưng theo Kỳ Hà có vẻ như đó chỉ là những lời biện bạch, thực tế máy tính cá nhân đã mất vị thế độc tôn (Kỳ Hà, 2015).

Biểu đồ 2.8 Tình hình và dự báo về thị trường máy tính của IDC (Đơn vị: triệu chiếc)

Nguồn : Kỳ Hà dẫn nguồn IDC (Kỳ Hà, 2015)

Cũng theo Kỳ Hà: “Không chỉ có doanh số bán mà doanh thu của ngành công nghiệp PC cũng sụt giảm. Theo IDC, qui mô thị trường PC đã giảm -0,8%, xuống còn 201 tỷ USD trong năm 2015. Năm 2015, dự kiến còn “thê thảm” hơn với mức sụt giảm lên tới -6,9%. Theo đà giảm sút này, IDC dự báo tới năm 2019 toàn thị trường PC chỉ đạt 175 tỷ USD, tức thấp hơn cả doanh thu của riêng Apple trong năm 2014 vừa qua (183 tỷ USD). Những điều này không gây bất ngờ ở vào thời đại mà các thiết bị di động đã trở thành nền tảng điện toán chiếm ưu thế”. Kỳ Hà cho rằng: Những công ty trong ngành sản xuất PC không còn quyền lực nữa. Giờ là thời của các công ty phục vụ người dùng di động.” (Kỳ Hà, 2015).

Cũng trong năm 2014, Lenovo cũng lần lượt thực hiện mua lại mảng sản xuất kinh doanh máy chủ của IBM và Motorola - công ty sản xuất điện thoại di động của Google. Như vậy với sự đi xuống dần của PC thì mảng này vẫn có thể là mảng kinh doanh sinh lời cho Lenovo nhưng có thể sẽ không giữ vị trí tối quan trọng như trước đây đối với Lenovo trong tương lai.

2.2.2.4. Các vấn đề chính trị và chủ nghĩa dân tộc

Việc sa vào các bê bối an ninh và bảo mật nói trên đã phần nào ảnh hưởng tới Lenovo, ít nhất là về mặt hình ảnh uy tín. Cùng với đó là chủ nghĩa dân tộc làm cho Lenovo bước đầu khó xâm nhập vào một số thị trường.

Vào tháng 2/2015, theo lời Quang Huy : “các chuyên gia bảo mật vừa phát hiện ra trên máy tính của Lenovo được cài đặt sẵn một phần mềm với tên gọi Superfish Visual Discovery (còn có tên gọi Superfish) mà theo Lenovo phần mềm này sẽ giúp mang lại cho người dùng trải nghiệm mua sắm tốt hơn trên máy tính của hãng...Phản hồi đầu tiên của người dùng về Superfish trên laptop của Lenovo xuất hiện hồi tháng 9 năm ngoái, tuy nhiên điều này trở thành một vấn đề bảo mật thực sự sau khi hacker có tên Marc Rogers phát hiện ra cách thức đánh cắp thông tin người dùng trên máy tính của Lenovo thông qua Superfish...một người dùng có tên Jessica Bennett đã nộp đơn kiện lên tòa án vì khẳng định rằng phần mềm Superfish trên chiếc máy tính Lenovo của cô đã lấy cắp tiền của cô bằng cách thu thập thói quen sử dụng Internet của cô trên máy tính của Lenovo.” (Phạm Thế Quang Huy, 2015)

Vào cuối tháng 7/2013, theo H.Nam: “các cơ quan tình báo và quốc phòng ở Anh, Úc, và Mỹ đã cấm sử dụng máy tính Lenovo trong nội bộ do phát hiện một số lỗ hổng có khả năng cho phép truy cập từ xa trong quá trình kiểm nghiệm. Lenovo bị tẩy chay ở Anh, Úc, Mỹ vì vướng lỗ hổng “cửa sau” Chính phủ một số nước đã nghi ngờ các công ty công nghệ Trung Quốc từ lâu, gần đây nhất là các nghi ngờ từ các nước Anh và Mỹ xung quanh hai hãng viễn thông Huawei và ZTE. Mặc dù Lenovo đã phát triển và trở thành một trong những nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới, nhưng sản phẩm của hãng vẫn chưa được sử dụng trong các hệ thống mạng nội bộ được bảo mật cao của các chính phủ trên thế giới. Lệnh cấm trên được cho là đã mở rộng bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ, do các cơ quan tình báo này có liên kết mạng với nhau…” (H.Nam, 2013). Cũng theo H.Nam, các nguồn tin tình báo khẳng định lệnh cấm đã được ban hành vào giữa những năm 2000 sau những thử nghiệm chuyên sâu trong phòng thí nghiệm trên các thiết bị cho thấy có những lỗ hổng về “cửa sau” trên phần cứng và trình điều khiển trong các chip của Lenovo. H.Nam cũng nhấn mạnh sự quan ngại của các quốc gia nói trên về

quan hệ của Lenovo với chính phủ. Học viện Khoa học Trung Quốc nắm giữ lượng cổ phần đáng kể trong tập đoàn Legend Holdings, là cổ đông lớn nhất của Lenovo (H.Nam, 2013).

Chủ nghĩa dân tộc cũng gây khó khăn cho Lenovo trong việc kinh doanh. Cũng trong bài phỏng vấn của David Ming Liu với một quan chức điều hành của Lenovo, người này cho biết: “ Vụ Lenovo mua lại và sáp nhập bộ phận IBM PC không hẳn là chỉ là một quyết định kinh doanh mà đấy còn là một hành động chính trị của Chính phủ Trung Quốc. Nó mang tính chất của một quyết định chính trị hơn là một quyết định kinh doanh thông thường. Rất nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng việc Lenovo mua lại bộ phận IBM PC là một tín hiệu cho phương Tây rằng Trung Quốc bây giờ đã giàu có và có thể mua lại một bộ phận lớn của một công ty tư bản mang tính biểu tượng như IBM. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng Lenovo có sự phê duyệt và đồng ý của Chính phủ mới được thực hiện thương vụ này và tất nhiên cái giá 1,75 tỷ đô la Mỹ cũng không phải là ngoại lệ” (David Ming Liu, 2010, trang 287-288). David cũng nói rằng việc Lenovo được sở hữu một phần bởi nhà nước đã làm cho công ty này có một lợi thế lớn về nhãn hiệu của mình trong thị trường nội địa: “Lenovo có thể chiến thắng ở thị trường Trung Quốc vì họ có rất nhiều đơn đặt hàng từ chính phủ và các tổ chức như trường học và các công ty sở hữu bởi nhà nước như Lenovo lúc đó. Lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chắc chắn đã đóng vai trò không nhỏ. Nó cũng rất bình thường ở Mỹ. Lenovo (IBM) đã mất các đơn hàng của chính phủ Mỹ và thế chỗ họ là hai công ty Mỹ khác : Dell và HP” (David Ming Liu, 2010, trg 288).

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI TIẾN HÀNH M&A

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)