Học hỏi kinh nghiệm và công nghệ từ M&A

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 81)

Kể từ khi sáp nhập bộ phận IBM PC vào tập đoàn, Lenovo đã rất tích cực M&A, đặc biệt là M&A qua biên giới. Ngọc Anh dẫn lời Forbes cho rằng việc này đã giúp Lenovo tiếp thu công nghệ mới và tận dụng được lợi thế về quy mô. Cách đây 10 năm, Lenovo mua lại mảng máy tính để bàn (PC) của IBM với giá 1,75 tỷ USD. Năm 2012, họ thâu tóm Digibras Industria, hãng sản xuất PC và thiết bị điện hàng đầu Brazil. Nhiều vụ thâu tóm khác diễn ra sau đó, có lúc thường xuyên đến mức 2-3 tuần lại có một lần. Năm 2014, Lenovo mua lại bộ phận máy chủ bình dân của IBM tại Trung Quốc với 2,3 tỷ USD - và mảng thiết bị cầm tay của Google với gần 3 tỷ USD (Ngọc Anh, 2015).

Theo Hồng Vân, có một số nghiên cứu đã coi M&A là một quá trình học hỏi năng động (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2012, trg 417). Qúa trình thương thuyết, hòa nhập sẽ tạo ra các vấn đề nảy sinh mà doanh nghiệp phải cân nhắc, ra quyết định. Việc này sẽ tạo ra cho các doạnh nghiệp cơ hội học hỏi từ các quá trình này và phần nào đó là từ chính công ty mục tiêu bị mua lại như trong trường hợp của Lenovo đối với IBM. Các doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam khi bắt đầu tiến ra thị trường bên ngoài bằng M&A sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, lợi ích từ các công nghệ và kinh nghiệm thu được trong các thương vụ này là rất

lớn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, muốn sở hữu được công nghệ của các nước phát triển thì M&A là một cách khá hữu hiệu, giống như Trung Quốc đã làm. Hơn nữa việc thực hiện các thương vụ M&A qua biên giới sẽ thường đi kèm với việc nghiên cứu thị trường bên ngoài, giúp công ty phát hiện thêm các mảng thị trường chưa được khai phá.

Một phần của tài liệu Vụ ma giữalenovo IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)