VÀO PHIM ẢNH

Một phần của tài liệu Ebook 100 ý tưởng tiếp thị tuyệt hay: Phần 2 (Trang 99 - 101)

KHI THấy QUẢNG CÁO trên truyền hình

mọi người thường chuyển kênh, đi pha trà, tắt âm thanh hoặc đọc sách trong giây lát, hoặc làm bất kỳ điều gì miễn là khơng xem quảng cáo. Điều này gây khó khăn trong việc chuyển tải thông điệp – đúng là nước đổ đầu vịt.

Tuy nhiên, mọi người lại chịu xem các chương trình thực tế hoặc phim ảnh. Họ cũng để ý đến những sản phẩm được dùng làm đạo cụ cho những bộ phim đó – đó là nơi đưa sản phẩm vào phim ảnh thâm nhập.

Ý tưởng

Các nhà sản xuất phim điện ảnh và các nhà sản xuất phim truyền hình ln tìm cách bù đắp chi phí của mình. Nếu được tặng các sản phẩm dùng làm đạo cụ, họ sẽ vui vẻ tiếp nhận: dĩ nhiên, quan trọng hơn là họ thường thu tiền trình

Coca-Cola là công ty đưa sản phẩm vào phim ảnh một cách quy mô: hầu như tất cả các phim điện ảnh Mỹ đều có Coca- Cola đâu đó trong phim, dù chỉ là một bảng quảng cáo nơi hậu cảnh, và Coca-Cola còn mua cả hãng phim Columbia Pictures vào năm 1982: Coca-Cola Entertainment có chân trong rất nhiều phim điện ảnh và truyền hình.

Tuy nhiên, Coca-Cola chẳng việc gì phải đưa sản phẩm vào phim ảnh cả. Tại Anh, các cơng ty có thể hợp pháp đưa sản phẩm cho các nhà sản xuất phim truyền hình mà khơng phải trao đổi tiền nong gì, và bởi vì bất kỳ sản phẩm nào cũng đều hữu dụng trong phim truyền hình hoặc phim điện ảnh nên mọi người đều có cơ hội.

Thực hành

 Tìm xem thật ra là cơng ty nào sản xuất các chương trình mà bạn quan tâm (kiểm tra phần giới thiệu vào cuối chương trình).

 Cố gắng thiết lập quan hệ với các nhà sản xuất.

 Ý tưởng này hiệu quả nhất khi sản phẩm của bạn khá bắt mắt.

 Phim truyền hình dễ chen vào hơn phim điện ảnh, nhưng một số cơng ty điện ảnh kinh phí thấp cũng có thể quan tâm.

 Hãy kiên nhẫn. Phải nhớ rằng các chương trình truyền hình thường làm xong vài năm rồi mới được công chiếu.

Một phần của tài liệu Ebook 100 ý tưởng tiếp thị tuyệt hay: Phần 2 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)