Phân tích xu thế khách hàng 56

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh doanh thương mại điện tử tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và quảng cáo đại nguyễn - đà nẵng (Trang 67 - 71)

Ta thấy, nhận thức của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TMĐT. Vì vậy em muốn đánh giá ở thời điểm hiện nay nếu áp dụng TMĐT sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tìm kiếm thông tin, khảo sát giá cả, xem xét lựa chọn đối tác và ký kết hợp đồng và nếu có ảnh hưởng thì ở mức độ nào. Bởi vì nếu kinh doanh theo phương thức truyền thống thì khi ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ là đã hoàn tất, nhưng nếu áp dụng hình thức kinh doanh TMĐT thì mọi việc mới chỉ bắt đầu, còn hàng loạt những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết.

3.1.3.1 Kết quả của cuộc điều tra

Do có những hạn chế nên em lấy mẫu gồm 100 người là những chủ doanh nghiệp trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, đặc biệt là yêu thích Internet, thường xuyên truy cập Internet, có độ tuổi nằm trong khoảng từ 25-40.

Số mẫu bảng hỏi phát ra: 110 bản Số mẫu bảng hỏi thu về: 100 bản

Trong đó tỷ lệ cơ cấu hỏi giữa Nam và Nữ là 49% : 51% (Mẫu bảng hỏi tại phụ lục đính kèm)

Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn

Nữ 51 51 51

Nam 49 49 100

Tổng 100 100

Bảng 3.1: Bảng cơ cấu giới tính của mẫu

Ta thấy với cơ cấu trên là phù hợp với cơ cấu của dân số nằm ở độ tuổi này, tỉ lệ nam nữ là khá cân bằng với nhau.

Từ số liệu phân tích bảng hỏi cho thấy tần suất lên bảng nhiều nhất là từ 1-4 lần /tuần và 1-4 lần / tháng (đều bằng 33%), ngày nào cũng lên 1 lần chiếm 17%, lên với tần suất nhiều hơn số trên chiếm 9%, còn lại rất ít lên hoặc không lên là chiếm 8%, trong đó thời gian trung bình cho mỗi lần lên mạng là từ 30-60 phút (chiếm 57%), thời gian từ 1-3 tiếng cũng khá lớn (23%). Qua đó ta thấy rằng giới trẻ tiếp xúc là khá nhiều với Internet trong khi giá cước vào mạng ở nước ta tuy đã rẻ đi rất nhiều nhưng nếu truy cập thường xuyên, lắp đặt thuê bao riêng thì vẫn đắt hơn nhiều so với khu vực và thế giới. Trong tương lai khi giá cước nhất là thuê bao sẽ ngày càng giảm để hợp với quá trình hội nhập thế giới thì chắc chắn số lượng cũng như thời lượng truy cập web sẽ càng tăng mạnh. Việc mạng Internet đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng sẽ là

một lợi thế cho việc phát triển kinh doanh trực tuyến.

Số ý kiến lựa chọn Phần trăm Phần trăm cộng dồn

1-4 lần/tháng 33 33 33

1-4 lần/tuần 33 33 66

1 lần /ngày 17 17 83

Ít hơn số trên 8 8 91

nhiều hơn số trên 9 9 100

Tổng 100 100

Bảng 3.2: Bảng tần suất lên mạng

Số ý kiến lựa chọn Phần trăm Phần trăm cộng dồn

Dưới 30 phút 15 15 15

Từ 30-60 phút 57 57 72

Từ 1-3 tiếng 23 23 95

Trên 3 tiếng 5 5 100

Tổng 100 100

Theo kết quả nghiên cứu thì mục đích chủ yếu của những người trẻ tuổi khi lên mạng để chat là chiếm 55%, để tìm tài liệu và thông tin về sản phẩm dịch vụ là 78%, để gửi và đọc thư là 35%, để nghe nhạc chiếm 48%. Như vậy ta thấy rằng mức độ mục đích chủ yếu lên mạng để tìm thông tin là lớn nhất. Đây là điều kiện thuận lợi cho TMĐT vì như vậy mức độ truy cập vào các trang web là cao và việc kinh doanh trên các trang web sẽ có cơ hội thành công cao hơn.

Loại hình trang web được đông đảo người quan tâm nhất là các trang tin tức, thời sự, văn hoá, thể thao (70% số người được hỏi thường truy cập vào các trang web này). Rồi dưới đó là các trang giải trí (40%), forum diễn đàn (35%), riêng các trang TMĐT là (58%). Từ đó có thể thấy rằng lượng người truy cập vào các trang TMĐT đã có sự gia tăng đáng kể so với tỷ lệ 22% năm 2005.

Số lượng Nhỏ

nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớn

nhất Tỷ lệ (%)

Trang tin tức, thời sự 100 1 5 70

Trang giải trí 100 1 4 40

Trang TMĐT 100 1 5 58

Trang diễn đàn chuyên ngành 100 1 4 35

Bảng 3.4: Bảng thể hiện loại hình web nào hay được truy cập nhất

Trong đó 1 thể hiện mức độ truy cập vào trang đó là ít nhất, 5 thể hiện cho mức độ truy cập nhiều nhất. Như trên ta thấy tần suất vào các loại trang web là khá tương đương nhau, sự chênh lệch giữa các trang là rất thấp, ta thấy trang TMĐT là lượng người truy cập vào là khá cao, cho nên có thể nhận xét rằng TMĐT đã thu hút được sự quan tâm nhiều của những người lướt web, các ý kiến đánh giá có mức độ khá đồng nhất và tập trung. Và cũng cho thấy việc kinh doanh theo hình thức TMĐT sẽ có cơ hội có lượng người truy cập tìm kiếm thông tin nhiều, đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng.

Số lựa chọn Phần trăm Phần trăm cộng dồn

Rất chú ý 9 9 9 Rất thích 26 26 35 Ấn tượng 47 47 82 Không để ý 14 14 96 Rất ghét 4 4 100 Tổng 100 100

Số người không để ý đến TMĐT chiếm tỷ lệ 14%, tương đối thấp. Con số 47% người được hỏi cảm thấy ấn tượng với TMĐT là một con số khả quan, cho thấy TMĐT đã có những thành công nhất định, đã thu hút được khách hàng.

Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin đến với người tiêu dùng khi họ muốn tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ. Trước đây nếu như người ta chủ yếu chỉ tìm thông tin trên tivi, đài báo thì giờ đây mạng Internet cũng đang dần dần trở thành một kênh thông tin dễ tìm. Tuy nhiên, nếu với một chủ doanh nghiệp trẻ, am hiểu về Internet và rất thích thú trước những tiện ích, những thông tin vô bờ bến mà nó đem lại thì việc sử dụng TMĐT như một giải pháp để tiết kiệm chi phí đi lại giao dịch, tiết kiệm được thời gian và công sức, được đối tác đáp ứng tối đa nhu cầu và được chăm sóc tận tình, em tin tưởng rằng việc chấp thuận sử dụng TMĐT sẽ là việc nên làm, cần phải làm trong thời gian đến, như là một tất yếu.

3.1.3.2 Những hạn chế, rủi ro

a) Hạn chế

Thực trạng ứng dụng TMĐT của công ty vẫn còn nhiều hạn chế vì hạ tầng viễn thông chưa tốt, khách hàng vẫn ưa thích sử dụng hình thức thương mại truyền thống, môi trường pháp lý cho TMĐT chưa hoàn thiện. Thêm vào đó, các dịch vụ hỗ trợ như thanh toán, bảo mật kém và ít có các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ năng CNTT nói chung, TMĐT nói riêng vẫn chưa được các đơn vị đào tạo chú trọng và hỗ trợ cho công ty. Việc xúc tiến ký kết hợp đồng với Sở Thông tin - Truyền thông, Softech Đà Nẵng trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ nhân viên của công ty mới chỉ đơn thuần là kỹ thuật, chưa có những chuyên gia giỏi về cả CNTT và thương mại để có thể tập huấn cả 2 lĩnh vực. Việc các ngân hàng chưa mặn mà lắm với hình thức thanh toán mới mẻ này cũng là một trong những hạn chế lớn trên con đường tiến lên TMĐT của công ty nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nói chung.

b) Rủi ro

Việc một số website .gov.vn, .com.vn bị đánh cắp tên miền, sau đó, các website này hoặc được... trả lại hoặc đã được phục hồi mặc dù tới giờ một số vẫn chưa hoạt động, nhiều lỗi. Sự cố này cho thấy quản trị mạng của nhiều cơ quan, doanh nghiệp có quá nhiều lỗ hổng. An ninh mạng của nhiều cơ quan, doanh nghiệp hiện nay thực sự là vấn đề. Khả năng bảo mật kém nên website bị đánh cắp là đương nhiên. Như thế này mà áp dụng hình thức giao dịch điện tử, đặc biệt là các giao dịch kinh tế chắc chắn sẽ phát sinh nhiều rủi ro và có thể hậu quả rất khó lường.

Thực tế là khái niệm giao dịch điện tử còn quá lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp vì các giao dịch qua mạng chưa phát triển. Có một số rủi ro mà khi thực hiện giao dịch điện tử có thể gặp phải: Công ty có thể bị đối thủ “bắt” được thông tin giữa chừng rồi thay đổi các điều kiện đàm phán, giả mạo tài khoản của để thanh toán (thông tin đưa trên mạng có thể sửa đổi được); Cũng có thể khách hàng hủy giao dịch mà công ty đang thực hiện,... Tóm lại, có hai dạng rủi ro, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là

lấy hẳn thông tin của công ty để tham gia giao dịch. Họ hưởng lợi từ cái công ty mất. Gián tiếp là đối thủ có thể sửa đổi thông tin của công ty để cạnh tranh, làm mất ưu thế của công ty khi đàm phán.

3.1.3.3 Một số ý kiến nhận xét riêng

Ta có thể thấy tiềm năng phát triển của TMĐT ở Việt Nam là rất lớn. Các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh TMĐT trước hết nên có sự chuẩn bị một cách chi tiết cả về ý chí, lòng quyết tâm, phương thức và kế hoạch lộ trình thực hiện, tìm hiểu những hạn chế, rủi ro để có hướng khắc phục. Một điều cần lưu tâm đó là phát triển website TMĐT với điều kiện những trang này phải thật sự tiện ích, cập nhật và hấp dẫn. Điều này sẽ góp phần vào việc làm tăng sự tìm kiếm thông tin các sản phẩm dịch vụ trên mạng, có nhiều tiện ích kèm theo như: Chat để trao đổi trực tuyến, email vào những hộp thư “nóng” và sẽ được hồi âm tự động ngay khi nhận được thư của khách hàng, tính năng dễ dàng trong thao tác,... Ngoài việc tăng cường sự thu hút chú ý của khách hàng, công ty cũng cần tạo điều kiện cho các khách hàng của mình muốn sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng hơn. Ví dụ như sự phát triển tương ứng của TMĐT với sự phổ biến của thẻ tín dụng để khách hàng có thể thanh toán trực tuyến chỉ với vài cú click, thay vì phải giao dịch trực tiếp mất nhiều thời gian. Công ty cũng cần nâng cao uy tín của mình, quảng bá hiệu quả của việc kinh doanh TMĐT như là một phương thức kinh doanh mới mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng đến, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

Mặc dù kinh doanh theo hình thức TMĐT có thể gặp phải một số rủi ro như đã đề cập ở trên, tuy nhiên công ty sẽ có những giải pháp thích hợp để ngăn ngừa và khống chế những rủi ro này, bảo đảm về mặt kỹ thuật thông qua ký kết hợp đồng với Bkis để giám sát về mặt an ninh mạng, an toàn dữ liệu, chống các hoạt động phá hoại của những đối tượng xấu.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh doanh thương mại điện tử tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và quảng cáo đại nguyễn - đà nẵng (Trang 67 - 71)