12. Bó trên cơ giáp phễu dưới 13. Cơ phễu nắp thanh quản 14. Sừng lớn (sụn giáp) 15. Sụn nắp thanh quản 16. Sừng nhỏ xương móng 17. Sừng lớn xương móng
Hình 4.59. Thanh quản (nhìn từ mặt bên)
2. CẤU TẠO
Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn và được nối với nhau bởi các dây chằng, các cơ làm cho các sụn đó chuyển động rất tinh tế và lớp niêm mạc lát
khắp mặt trong.
2.1. Các sụn
Có 5 sụn chính là sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn nắp thanh môn, sụn sừng. Ngoài ra còn có sụn chêm, sụn thóc.
2.1.1. Sụn giáp
Là sụn đơn lớn nhất trong các sụn của thanh quản. Gồm có 2 mảnh: phải và trái hình tứ giác nối với nhau trên đường giữa tạo nên một góc mở ra sau. Góc này khoảng 900 ở nam tạo nên lồi thanh quản, và ở nữ là 1200. Ở góc sau gáy có sụn nắp thanh quản dính vào, và có các dây chằng bám. Ở 4 góc có 4 sừng: hai sừng trên to, 2 sừng dưới nhỏ. Hai sừng dưới khớp với sụn nhẫn, mặt ngoài có các cơ bám.
2.1.2. Sụn nhẫn
Là sụn đơn, giống như một cái nhẫn, cung nhẫn ở phía trước, mặt nhẫn ở sau. Bờ trên phẳng có hai diện khớp với sụn phễu, hai bên khớp với sụn giáp.
2.1.3. Sụn nắp thanh môn
Sụn thanh môn (hay là nắp thanh quản) là sụn đơn, giống như một lá cây, có cuống lá dính vào góc sau gáy của sụn giáp, mặt trước liên quan với đáy lưỡi có niêm mạc phủ và liên tiếp với niêm mạc của miệng, mặt sau nhìn vào lòng thanh quản.
2.1.4. Sụn phễu
Gồm hai sụn khớp với bờ trên sụn nhẫn. Sụn phễu hình tháp có 3 mặt, một đỉnh, một đáy, mặt trước ngoài có dây thanh âm trên và cơ giáp phễu bám.
- Mặt sau có cơ liên phễu bám. - Mặt trong liên quan với thanh môn. - Đỉnh khớp với sụn sừng.
- Đáy khớp với sụn nhẫn và có 2 mỏm đối xứng nhau: mỏm thanh âm ở trước trong; mỏm cơ ở sau ngoài.
1. Sụn nắp thanh quản 2. Sụn sừng 3. Sụn phễu