HÀM RĂNG VÀ RĂNG 1 Lợi (gingivae)

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 67 - 70)

2.1. Lợi (gingivae)

Gồm lớp mô sợi và có hai phần:

- Phần tự do bao quanh cổ răng như một vòng đai. - Phần dính chặt vào huyệt răng của các xương hàm.

- Niêm mạc lợi phía ngoài tiếp với niêm mạc tiền đình miệng, phía trong tiếp với niêm mạc khẩu cái và nền miệng, ở gần răng niêm mạc mặt ngoài tạo 1.Môi trên 4. Hạnh nhân khẩu cái 2. Răng nanh 5. Lưng lưỡi

3. Lưỡi gà 6. Môi dưới

thành những nhú lợi

2.2. Răng (dentes)

Có nhiệm vụ cắt xé và nghiền thức ăn, góp phần vào việc tiêu hoá cơ học.

Vì cung răng cong hình chữ C nên các mặt răng được xác định như sau: Mặt giữa là mặt trọng của các răng trước, nhưng lại là mặt trước của các răng sau; mặt xa là mặt ngoài của các răng trước, nhưng là mặt sau của các răng sau; mặt tiền đình là mặt đối diện với tiền đình miệng; mặt lưỡi là mặt đối diện với lưỡi; mặt khép là mặt tiếp xúc với răng hàm đối diện khi cắn chặt hai răng lại, còn gọi là mặt nhai.

2.3. Cấu tạo

Răng có 3 phần: thân răng, cổ răng, chân răng (hay rễ). Trong răng có ống tuỷ chứa mạch và thần kinh.

Xung quanh ống tuỷ có một chất rắn gọi là ngà răng. Ngà răng được bao bọc ở thân bởi men răng và ở chân bởi chất cement.

Răng cắm vào lỗ chân răng và được chằng vào xương bởi các dây chằng chân răng.

2.4. Phân loại răng

Răng có 4 loại

- Răng cửa (dentes incisivi)dùng để cắt thức ăn, có hình xẻng, mỗi nửa

Hình 4.53. Cấu tạo của răng 1.Men răng 2. Ngà răng 3. Ổ tuỷ răng 4. Cổ răng 5. Dây chằng chân răng 6. Chân răng 7,10. Ống rễ răng 8. Xương hàm 9. Các mạch TK răng 11.Lợi 12. Mặt nhai

hàm có 2 răng cửa (ngoài và trong)răng cửa ngoài hàm trên thường nhỏ hơn. - Răng nanh (dentes canini) dùng để xé thức ăn, có hình tháp 4 cạnh, đỉnh có mấu hơi nhọn, chân răng dài mặt trước lồi, mặt sau lõm.

- Răng hàm bé hay răng tiền cối (dentes premolares) dùng để làm vỡ thức ăn, ở thân có 2 mấu trong và ngoài, 2 mặt bên lồi, chỉ có một chân răng (chân răng có thêm tách ra làm 2 chẽ).

- Răng hàm lớn hay răng cối (dentes molares) dùng để nghiền nát thức ăn, thân răng rất lớn và có 4 mấu. Răng hàm lớn ở trên thường có 3 chân (hai ngoài một trong), răng hàm lớn dưới thường có 2 chân (trước và sau). Răng hàm lớn cuối cùng của hàm dưới còn gọi là răng khôn. Chân răng cối trên nằm sát sàn xoang hàm trên nên khi nhiễm trùng tuỷ răng hoặc viêm quanh răng có thể gây nên viêm xoang hàm.

2.5. Răng sữa và răng vĩnh viễn

2.5.1. Răng sa (dentes decidui)

Răng sữa bắt đầu mọc trong miệng đứa trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2,5 tuổi. Số lượng 20 cái, nghĩa là 5 răng cho một nửa hàm: hai răng cửa, một răng nanh và 2 răng cối (răng hàm sữa), theo công thức:

2 1 2 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5

2 cửa 1 nanh 2 cối hoặc 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5

2.5.2. Răng vĩnh vin (dentespermanentes)

Răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện từ khoảng 6 tuổi và thay thế toàn bộ răng sữa đến 12 tuổi. Số lượng răng vĩnh viễn gồm 32 cái, nghĩa là 8 răng cho mỗi nửa hàm: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm bé (tiền cối), 3 răng hàm lớn (răng cối), theo công thức:

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

răng nanh hàm trên bên trái...

Riêng răng hàm lớn thứ 3 (răng số 8 hay răng khôn) ở hàm dưới, thời gian mọc rất thay đổi (16 - 30 tuổi) và khi mọc trong trường hợp cung hàm hẹp gây ra biến chứng mọc răng khôn rất nguy hiểm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 67 - 70)