TUYẾN DƯỚI HÀM (GLANDULA SUBMANDIBULARIS)

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 75 - 76)

Là tuyến lớn thứ hai, nặng từ 10-20 gam nằm trong tam giác dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới. Tuyến có 2 phần nông và sâu nối với nhau ở bờ sau cơ hàm móng và được ngăn cách với tuyến mang tai bởi một vách cân (đi từ cơ ức đòn chồm tới quai hàm).

2.1. Hình thể, liên quan

- Phần nông của tuyến chiếm phần lớn tuyến, nằm trong tam giác dưới hàm và có 3 mặt và 2 đầu (đầu trên và dưới)

+ Mặt trên ngoài nằm áp sát vào mặt trong xương hàm dưới, có động mạch mặt đào thành rãnh ở phần sau trên của mặt này.

+ Mặt dưới ngoài hay mặt nông được phủ bởi da, tổ chức dưới da và cân cổ nông che phủ.

+ Mặt trong hay mặt sâu của tuyến áp sát với các cơ vùng trên móng (bụng sau cơ hai bụng, cơ hàm món, cơ trâm móng và cơ móng lưỡi)liên quan tới dây thần kinh dưới lưỡi, động mạch mặt ở mặt sâu của tuyến, khi tới đầu trên tuyến thì động mạch quặt đi ra ngoài xuống bờ dưới của xương hàm gặp tĩnh mạch mặt chạy ở mặt ngoài của tuyến rồi cả hai cùng đi lên má.

Phần sâu tuyến là một mỏm hình lưới kéo dài ra trước bởi ống tuyến, dưới liên quan với thần kinh dưới lưỡi và hạch dưới hàm.

2.2. ống tuyến dưới hàm hay ống Wharton

Là ống tiết của tuyến dưới hàm thoát ra ở mặt trong mỏm sâu của tuyến, dài 5cm, chạy ra trước lên trên bắt chéo dây thần kinh lưỡi (thần kinh đi dưới ống), rồi lách giữa cơ hàm móng và tuyến dưới lưỡi đổ vào nền miệng bởi một lỗ nhỏ nằm ở hai bên bên hãm lưỡi, ở đỉnh cục dưới lưỡi.

2.3. Mạc tuyến

Ngoài bao mạc riêng tuyến còn có một bao mạc mỏng bao bọc tách ra từ mạc cổ nông.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 75 - 76)