1.CẤU TẠO
Đám rối thần kinh cổ (plexus cervicalis) do ngành trước của 4 dây thần kinh sống cổ trên (CI- CIV) tạo thành. Mỗi ngành lại chia làm 2 nhánh lên và xuống (riêng dây CI không có nhánh lên) nối với nhau tạo thành 3 quai thần kinh (I, II, III) nằm ở trước các mỏm ngang của các đốt sống cổ tương ứng rồi từ đó tách ra các nhánh xếp thành 3 loại.
2. PHÂN NHÁNH
2.1. Các nhảnh vận động
Là các nhánh cổ sâu (đám rối cổ sâu)
- Các nhánh trực tiếp đến vận động cho các cơ thẳng đầu ngoài, thẳng đầu trước, cơ dài đầu, dài cổ, cơ bậc thang giữa và sau, cơ nâng vai, cơ trám và đặc biệt nhánh cho cơ hoành (thần kinh hoành).
- Dây thần kinh hoành do 2 nhánh nhỏ tách từ 2 dây CIII và dây CV và nối với một nhánh chính là dây thần kinh gai sống CIV tạo nên. Đi xuống qua mặt trước cơ bậc thang trước tới nền cổ lách giữa. khe động mạch dưới đòn với tĩnh mạch dưới đòn (ở nền cổ) rồi xuống ngực đi trước cuống phổi nằm trong bao xơ màng tim xuống phân nhánh chi phối cho cơ hoành, khi thần kinh hoành bị kích thích sẽ gây nấc. 1.Thần kinh XI 2. Thần kinh chẩm bé 3. Thần kinh tai lớn 4. Quai thẩn kinh cơ 5. Thần kinh trên đòn 6. Thần kinh hoành 7. Rễ dưới quai TK cổ 8. Thần kinh ngang cổ 9. Rễ trên quai TK cổ 10. Thần kinh XII
Hình 4.47. Sơ đồ cấu tạo đám rối thần kinh cổ
đoạn này đối chiếu thần kinh hoành ra ngoài cổ nó chạy dọc theo đường kẻ từ điểm giữa của đường nối góc hàm giữa xương đòn tới 1/4 trong xương đòn. Để chữa nấc, có thể ấn ngón tay lên đường này để chẹn dây thần kinh hoành hoặc bộc lộ cắt dây hoành để làm hệt một nửa cơ hoành để điều trị lao phổi bên đó.
Khi dây hoành bị viêm, đau ta có thể ấn vào dây ở giữa gân ức và gân đòn của cơ ức đòn chấm (điểm hoành). Có thể có dây hoành phụ tách ra từ dây sống CV hoặc từ thần kinh cơ trên đòn, dây thường đi riêng biệt rồi bám vào dây chính ở nền cổ, đôi khi xuống ngực đi trước tĩnh mạch dưới đòn trước khi nối với dây hoành chính. Nếu có dây thần kinh hoành phụ thì cắt hoặc tổn thương dây thần kinh hoành ở cổ không gây liệt hoàn toàn phần cơ hoành tương ứng vì thần kinh hoành phụ cho một vài nhánh vận động cơ này.
2.2. Các nhánh cảm giác (đám rối cổ nông)
Có bốn nhánh, đều thoát ra nông dọc bờ sau cơ ức đòn chũm, đến cảm giác da vùng tương ứng:
- Nhánh chấm nhỏ (n. occipitalis)hay nhánh chùm: phát sinh từ quai nối II tới phân nhánh vào da vùng chậm và chũm.
- Nhánh tai lớn (n. auricularius mngnus): phát sinh từ quai nối II lên phía dái tai phân nhánh cho da mặt ngoài loa tai và vùng tuyến mang tai (nhánh trước), da mặt trong loa tai và vùng chùm (nhánh sau).
- Nhánh ngang cổ (n. transversus): phát sinh từ quai nối II ra trước phân nhánh xuyên qua cơ bám da cổ tới da vùng cổ trước bên và dưới móng.
- Nhánh trên đòn (n. supraclaviculares) tách từ dây sống CIII hoặc CIV
hướng xuống dưới, ra ngoài, ra sau rồi chia 3 nhánh xuống tam giác trên đòn (nhánh ngoài - giữa - trong) phân nhánh vào da ở nền cổ và ngực trên.
2.3. Các nhánh nối
2.3.1. Với thần kinh giao cảm
Bốn dây thần kinh sống cổ trên nối với hạch giao cảm cổ trên bằng 4 nhánh nối xám.
2.3.2. Với thần kinh phụ
Các sợi tách từ quai 2, 3 nối với thần kinh phụ (XI) trong cơ ức đòn chũm và dưới cơ thang chi phối cảm giác sâu cho 2 cơ này.
2.3.3. Với thần kình dưới rưỡi (thần kinh XII)
Gồm nhánh tách từ quai 1 gọi là nhánh xuống của đám rối cổ với thần kinh XII (đúng hơn là mượn đường đi của dây này) xuống góp phần tạo thành quai thần kinh cổ (ansa cervicalis), hay quai thần kinh XII, vận động các cơ dưới móng.
Quai cổ được tạo nên bởi 2 rễ:
1.Nhánh chũm 2. Cơ tai trên 3. Nhánh tai
4. Nhánh ngang cổ 5,6. Nhánh trên đòn
7. Tuyến nước bọt mang tai 8. Cơ ức đòn chũm
9. Cơ thang
Hình 4.48. Đám rối cổ nông
+ Rễ trên tách từ quai nối I chạy xuống bao trong thần kinh dưới lưỡi rồi tách ra khỏi dây này đi xuống trước bó mạch cảnh tới gân trung gian cơ vai móng tiếp nối với rễ dưới. Đôi khi quai cổ ở cao, ngang thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt, trường hợp này quai thường ở sau tĩnh mạch cảnh trong. Rễ trên đôi khi đi vào thần kinh lang thang thay vì thần kinh dưới lưỡi, nhất là khi quai cổ cao.
+ Rễ dưới: thường tách từ cơ hoặc quai 2 xuống dưới ở ngoài tĩnh mạch cảnh trong rồi bắt chéo trước tĩnh mạch này để nối với rễ trên ở ngang mức gân trung gian cơ vai móng.
Từ quai cổ tách các nhánh vận động các cơ vùng dưới móng (cơ vai móng, cơ ức giáp và cơ ức móng) riêng cơ giáp móng thì nhánh vận động tách từ dây CI mượn đường đi theo thần kinh dưới lưỡi để tới vận động.