MIỆNG CHÍNH THỨC (CAVUM ORIS PROPRIUM)

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 70 - 71)

Ổ miệng chính thức được giới hạn: - Trước là cung răng lợi.

- Sau thông với hầu qua eo họng.

- Trên là vòm miệng. Vòm miệng gồm có 2 phần:

+ Phần trước do xương hàm trên và phần ngang xương khẩu cái tạo nên.

+ Phần sau là tổ chức mềm gọi là màn hầu, phía trước màn hầu dính vào xương khẩu cái, phía sau giữa là lưỡi gà rủ xuống dưới. Phía sau bên có hai nếp cung khẩu cái lưỡi ở phía trước và cung khẩu cái hầu ở phía sau. Giữa hai cung là hố hạch nhân, trong đó có chứa tuyến hạch nhân khẩu cái.

Dưới là nền miệng. Nền miệng được tạo bởi các cơ trên móng, trên nền miệng có lưỡi, đổ vào miệng có 3 tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm.

3.1. Lưỡi (lingula)

Lưỡi là một cơ quan dùng để nếm, nhai, nuốt và nói. Lưỡi nằm trong ổ miệng, gồm có 2 mặt (trên, dưới), 2 bờ (phải, trái), 1 đầu nhọn (ở trước) và một đáy (ớ sau).

3.1.1. Mt trên (lưng rưỡi)

Mặt trên gồm hai phần, 2/3 trước trong ổ miệng chính, 1/3 sau trong hầu miệng, cách nhau bởi rãnh chữ V (rãnh tận hay “V lưỡi”), đỉnh rãnh ở sau có lỗ tịt Sau rãnh, dưới niêm mạc có hạnh nhân lưỡi.

Niêm mạc có nhiều nhú (gai)là cơ quan cảm nhận cảm giác về vị giác. Có 8 - 14 gai to gọi là gai đài, xếp thành chữ V trước rãnh tận. Ngoài ra còn có gai nấm, gai bèo.

3.1.2. Mt dưới

Mặt dưới có hãm lưỡi ở dọc đường giữa. Hai bên đầu dưới hãm lưỡi có 2 cục lưỡi, đỉnh cục lưỡi có lỗ ống tiết Whartorn đổ vào (lỗ ông tiết của tuyến nước bọt dưới hàm). Niêm mạc mặt dưới lưỡi mỏng và trơn.

3.1.3. Đáy lưỡi

Đáy lưỡi dính vào mặt trên sụn nắp thanh thiệt. Liên quẩn 2 bên với vùng dưới hàm. Từ đáy lưỡi tới cung răng lợi có một rãnh gọi là rãnh huyệt lưỡi, ở hai bên rãnh, dưới niêm mạc có tuyến nước bọt dưới lưỡi.

3.1.4. Cu to lưỡi

Lưỡi được cấu tạo bởi 17 cơ bám vào một cốt xương sợi:

- Cốt gồm có vách lưỡi ở giữa và màng móng lưỡi đè lên xương móng.

- 17 cơ có 8 cơ đôi, 1 cơ lẻ chia làm 2 loại:

+ Một loại ở ngay trong lưỡi gồm: cơ lưỡi dọc trên, cơ lưỡi dọc dưới, cơ ngang lưỡi.

+ Một loại đi từ các vùng lân cận tới gồm có cơ cầm lưỡi, cơ móng lưỡi, cơ trâm tưởi, cơ màn hầu lưỡi, cơ hầu lưỡi và cơ hạnh nhân lưỡi...

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 70 - 71)