CÁC TAM GIÁC CỔ

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 35 - 37)

Các cơ cùng với xương hàm dưới và xương đòn tạo nên giới hạn của các tam giác cổ.

4.1. Tam giác cổ trước

Giới hạn bởi cơ ức đòn chũm (cạnh ngoài), xương hàm dưới (cạnh trên) và đường giữa cổ (cạnh trong). Tam giác này lại chia thành 3 tam giác nhỏ bởi cơ hai thân ở phía trên và bụng trên cơ vai móng ở phía dưới.

4.1.1. Tam giác dưới hàm

Giới hạn trên là xương hàm dưới và đường nối ra sau với mỏm chũm, phía sau là cơ trâm móng và bụng sau cơ 2 thân, phía trước là bụng trước cơ hai thân. Trong tam giác này có tuyến dưới hàm, động mạch mặt, tĩnh mạch mặt.

4.1.2. Tam giác cnh

Giới hạn bởi phía trên là bụng sau cơ hai bụng; phía dưới là cơ vai móng; phía sau là cơ ức đòn chũm. Trong tam giác này có các động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong, dây thần kinh X.

4.1.3. Tam giác cơ

Giới hạn: phía trên là bụng trên cơ vai móng; phía sau là cơ ức đòn chũm; phía trước là đường giữa cổ. Trong tam giác này có động mạch, tĩnh mạch giáp dưới, thần kinh thanh quản dưới, khí quản, tuyến giáp và thực quản.

4.1.4. Tam giác dưới cm

Giới hạn hai bên là bụng trước cơ hai bụng, nền là thân xương móng, đỉnh là cảm. Cơ hàm móng tạo thành sàn của tam giác. Trong tam giác chứa các hạch bạch huyết và các tĩnh mạch nhỏ tạo nên tĩnh mạch cảnh trước.

4.2. Tam giác cổ sau

Giới hạn ở phía trước là cơ ức đòn chũm, phía sau là cơ thang, phía dưới là xương đòn. Bụng dưới cơ vai móng chia tam giác này thành 2 vùng nhỏ.

4.2.1. Tam giác chm

Nằm ở phía trên, chứa thần kinh XI, đám rối cổ và đám rối cánh tay, các hạch bạch huyết cổ sâu.

4.2.2. Tam giác vai đòn

Nằm ở phía dưới, tương ứng với hố trên đòn, có đoạn ngoài cơ bậc thang của động mạch dưới đòn, động mạch ngang cổ, động mạch trên vai, tĩnh mạch cảnh ngoài và các nhánh của nó.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 35 - 37)