Tuyến giáp có 2 thuỳ bên nối với nhau bởi eo giữa:
- Eo giáp cao 1,5 cm, ngang lcm (khi có khi không) nằm ở trước các vòng sụn khí quản II, III, IV Từ bờ trên eo thường tách ra một mẩu tuyến chạy lên trên hình tam giác gọi là thuỳ tháp (lobus pyramidale), thuỳ nằm lệch sang trái và nối với xương móng bằng một dải xơ là di tích của ống giáp lưỡi. Tuyến giáp có một bao xơ riêng và được bọc trong một bao mỏng do lá trước khí quản của mạc cổ tạo thành. Tuyến giáp di chuyển theo thanh quản khi nuốt (đặc điểm phân biệt bướu giáp với các bướu khác ở cô).
Thuỳ bên tuyến giáp có hình nón đỉnh hướng lên trên ra ngoài tới ngang mức đường chếch sụn giáp trong. Đáy ở dưới tới ngang mức vòng sụn khí quản 4, 5. Thuỳ bên có chiều cao 5 chỉ, chỗ rộng nhất 3 cm và dày 2 cm. Thuỳ tuyến gồm có 3 mặt, 2 bờ và 2 cực. 1. Sụn giáp 2. Mỏm tháp 3. Thuỳ bên 4. Eo giáp 5. Sụn khí quản Hình 4.49. Tuyến giáp
- Các cực:
+ Cực trên hay đỉnh của thuỳ tuyến liên quan với động mạch giáp trên
+ Cực dưới hay đáy nằm trên bờ trên cán ức 1-2 cm, liên quan với bó mạch giáp dưới. Cực dưới của thuỳ trái còn liên quan với ống ngực.
- Các mặt:
+ Mặt trước ngoài liên quan với các cơ vùng dưới móng.
+ Mặt trong (hay mặt tạng)liên quan với thanh khí quản ở trước với hầu ở dưới và thực quản ở sau hai bên với 2 dây thần kinh thanh quản quặt ngược.
+ Mặt sau liên quan với bao mạch cảnh, trong bao có bó mạch thần kinh cổ.
- Các bờ:
+ Bờ trước liên quan mật thiết với nhánh trước của động mạch giáp bên.
+ Bờ sau trên, ở dưới liên quan với động mạch giáp dưới và ngành nối của nó với nhánh sau của động mạch giáp trên. Ở bờ sau còn có các tuyến cận giáp trạng.
1.2. Cấu tạo
Tuyến giáp được bọc bởi bao xơ mỏng tạo nên do sự cô đặc của các mô liên kết ngoại biên của tuyến. Bao xơ gắn vào mạc tạng bằng một lớp lỏng lẻo rất dễ tách có nhiều mạch máu, thần kinh bên trong.
Nhu mô tuyến gồm các nang kín có kích thước khác nhau chứa chất keo quánh màu vàng, ngăn cách nhau bởi mô liên kết. Mỗi nang tuyến là một tiểu thuỳ, mô liên kết nằm giữa các nang tuyến gọi là chất đệm. Mỗi nang có một hàng tế bào biểu mô trụ có tác dụng hấp thu các con iod từ máu từ mạng lưới mao mạch giữa các nang tuyến để tạo nên T3, T4.
1.3. Mạch thần kinh chi phối tuyến giáp
1.3.1. Động mạch
Tuyến giáp được cấp máu rất phong phú (một phút có từ 80-120 ml máu vào tuyến). Chủ yếu có 2 đôi động mạch tới cấp máu cho tuyến giáp khi tới tuyến các động mạch này chạy ngoằn nghèo (vì tuyến dễ di động).
Động mạch giáp trên (a. thyroidea superior) là nhánh của động mạch cảnh ngoài, chạy vào cực trên thuỳ bên tuyến giáp và tách ra 3 nhánh: nhánh
ngoài và nhánh sau nối với động mạch giáp dưới, nhánh trong nối với mạch ở bên đối diện tạo nên cung mạch trên eo (chú ý khi cắt eo hoặc khi mở khí quản).
- Động mạch giáp dưới (a. thyroidea inferior)là nhánh của thân giáp cổ thuộc động mạch dưới đòn, tới 1/3 dưới thuỳ giáp bên tách các nhánh cho tuyến và cho cả tuyến cận giáp (thắt động mạch này có khi gây rối loạn chức năng tuyến cận giáp).
Ngoài ra có thể có động mạch giáp dưới cùng (a. thyroidea nua) tách từ thân cánh tay đầu hoặc cung động mạch chủ chạy trước khí quản tới eo giáp.
1.3.2. Tĩnh mạch
Các tĩnh mạch của tuyến giáp tạo nên một đám rối ở mặt trước ngoài mỗi thuỳ bên từ đó xuất phát các tĩnh mạch giáp trên và giữa đổ vào tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch giáp dưới đổ vào tĩnh tay đầu hoặc tĩnh mạch cảnh trong.Tĩnh mạch giáp dưới cùng, nếu có thường đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái.
1.Tĩnh mạch cảnh trong 2. Động mạch giáp trên 3. Tĩnh mạch giáp trên 4. Tĩnh mạch giáp giữa 5. Động mạch giáp dưới 6. Tĩnh mạch giáp dưới 7. Thân động mạch giáp cổ
Hình 4.50. Mạch máu của tuyến giáp
3.1.3. Bạch huyết
Các mạch bạch huyết của tuyến chạy giữa các tiểu thuỳ và tiếp nối với các mạch dưới tuyến rồi đổ vào các hạch cổ sâu trên và dưới.
3.1.4. Thần kinh
Tách từ các hạch giao cổ và dây X (dây thanh quản trên và dây thanh quản dưới).