TUYẾN CẬN GIÁP (GLANDULA PARATHYROIDEA)

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 65 - 67)

mỗi bên có 2 tuyến (một trên, một dưới), nằm dọc theo bờ trong mặt sau thuỳ bên của tuyến giáp, nằm trong các trẻ của bao giáp. Tuyến có kích thước trung bình dài 6 mm, rộng 3-4 mm, dày 1-2 mm nặng khoảng 50 mô và được bọc trong một vỏ riêng mầu vàng nâu (phân biệt với tuyến giáp mầu nâu đỏ) tuy nhiên vị trí của tuyến có thể thay đổi. Tuyến cận giáp trên nằm ngang mức sụn nhẫn ở chỗ nối 1/3 trên và giữa mỗi thuỳ bên. Tuyến cận giáp dưới nằm cách cực dưới thuỳ bên tuyến giáp khoảng 1,5 cm về phía trên. Nhánh nối của hai động mạch giáp trên và dưới nằm dọc theo bờ sau thuỳ bên tuyến giáp, có liên quan mật thiết với các tuyến cận giáp và là mốc để tìm tuyến này. Động mạch cấp máu cho tuyến là các nhánh của động mạch giáp dưới nên một mốc khác để tìm tuyến là các nhánh của động mạch giáp dưới vào các tuyến đó.

Tuyến cận giáp cũng là tuyến nội tiết điều hoà ion Ca++ của cơ thể, thiếu kích tố này gây bệnh co cơ và cơn co giật Tetanie (do giảm Ca++ máu) và bệnh thừa vôi ở xương (xương dễ gẫy) vì vậy nếu cần phải cắt tuyến giáp nên để lại tuyến cận giáp.

1.Động mạch giáp trên 2. Tuyến cận giáp trên 3. Tuyến cận giáp dưới 4. Thần kinh thanh quản dưới 5. Thân ĐM giáp cổ

6. Thần kinh X

7. Động mạch giáp dưới

8. Nhánh ngoài TK thanh quản trên 9. TM giáp trên

MING

Miệng (cavum oris) là phần đầu của ống tiêu hoá gồm có 2 phần: tiền đình miệng ở trước, ổ miệng chính thức ở sau. Hai phần đó ngăn cách nhau bởi hai hàm răng và trong miệng có lưỡi.

Miệng được giới hạn ở trước bởi hai môi, hai bên bởi má, trên bởi vòm xương và màn hầu, dưới bởi nền miệng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 4 docx (Trang 65 - 67)