Lắp ráp các mối ghép điển hình 1 Đại c-ơng về các mối ghép

Một phần của tài liệu Tài liệu lắp ráp ô tô (Trang 62 - 63)

Lắp ráp các tổng thành và lắp ráp ôtô 3.1 Đại c-ơng về công nghệ lắp ráp

3.2. Lắp ráp các mối ghép điển hình 1 Đại c-ơng về các mối ghép

3.2.1 Đại c-ơng về các mối ghép

Quá trình lắp ráp các cụm và tổng thành ô tô là hàng loạt các nguyên công lắp ráp các mối ghép điển hình.

Căn cứ vào những dấu hiệu phân loại khi lắp ráp có các dạng mối ghép sau đây.

Theo sự bảo toàn tính nguyên vẹn khi tháo rời, mối ghép tháo đ-ợc và mối ghép không tháo đ-ợc.

Theo khả năng chuyển dịch t-ơng đối của các bộ phận thành phần, mối ghép động và mối ghép tĩnh.

Theo ph-ơng pháp tạo thành mối ghép: mối ghép ren, mối ghép ép nén, mối ghép then, mối ghép then hoa, mối ghép hàn, mối ghép đinh tán, mối ghép tổng hợp.

Theo hình dạng bề mặt lắp ghép: mối ghép trụ, mối ghép phẳng, mối ghép vít, mối ghép côn (nón), mối ghép profin.

Theo những dấu hiệu biểu thị bằng sự kết hợp giữa các thuật ngữ: mối ghép ren tháo đ-ợc cố định, mối ghép profin di động không tháo đ-ợc.

Những mối ghép phổ biến trong ô tô là: mối ghép động tháo đ-ợc (piston-xi lanh, trục khuỷu-máng đệm), mối ghép răng và then hoa, mối ghép tĩnh tháo đ-ợc (ren, ép nén, then), mối ghép tĩnh không tháo đ-ợc (hàn, đinh tán, keo dán), mối ghép động không tháo đ-ợc.

Các dạng lắp ráp linh kiện đ-ợc phân loại theo đối t-ợng lắp ráp, trình tự lắp ráp, độ chính xác lắp ráp, mức độ cơ giới hoá và tự động hoá quá trình lắp ráp, sự linh động của linh kiện khi lắp ráp, tổ chức sản xuất lắp ráp.

Theo đối t-ợng lắp ráp (gồm bộ phận thành phần hoặc sản phẩm nói chung-linh kiện) có: lắp cụm (lắp piston-thanh truyền-vòng găng, lắp trục khuỷu-bánh đà-ly hợp, nắp máy-cơ cấu phân phối khí, lắp bơm dầu, lắp bơm n-ớc), lắp tổng thành và tổng lắp (lắp các cụm vào tổng thành hộp số, lắp các tổng thành vao ô tô).

Theo trình tự lắp ráp có: lắp ráp nối tiếp (các nguyên công thực hiện nối tiếp nhau), lắp ráp song song (các nguyên công thực hiện đồng thời), lắp ráp hốn hợp (các nguyên công thực hiện nối tiếp và đồng thời).

Theo mức độ cơ giới hoá và tự động hoá có: thủ công (bằng tay), cơ giới hoá, tự động hoá.

Theo trạng thái của đối t-ợng lắp ráp có: lắp ráp tại chỗ, lắp ráp có di chuyển liên tục hoặc theo chu kỳ (băng chuyền).

Theo tổ chức sản xuất có: theo dây chuyền hoặc không theo dây chuyền.

Một phần của tài liệu Tài liệu lắp ráp ô tô (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)