Đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua tình hình tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 86 - 88)

1. Cách thức kiểm tra hàng xuất kho.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng, giúp công ty quay vòng vốn. Hơn nữa tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng cho ta thấy chất lượng của sản phẩm, vì một công ty sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt thì mới có thể xuất hàng nhiều.

Đối với công ty, khi sản xuất theo hợp đồng xuất khẩu thì bộ phận KCS có trách nhiệm kiểm tra xem xét lô hàng, khi có đủ tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng mới cho xuất kho. Tuy nhiên việc kiểm tra chỉ được thực hiện ở một số mẫu lấy xác suất từ lô hàng nên không thể khẳng định 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn khi xuất kho. Kết quả kiểm tra càng cao càng phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của cán bộ kỹ thuật. Việc kiểm tra chỉ nhằm mục đích phát hiện ra sản phẩm đã sai hỏng chứ không mang tính chất phòng ngừa. Khi sản phẩm được xuất ra khỏi kho của công ty thì trách nhiệm của công ty với lô hàng vẫn chưa hết, chỉ khi nào được sự đồng ý nhập hàng của bạn hàng thì mới hết trách nhiệm.

2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo từng thị trường.

Bảng 13: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch

2010/2009

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

Thị trường

USD USD USD USD % USD %

Đài Loan 886,285.76 167,103.2 84,568.08 (719,182.56) (81.15) (82,535.12) (49.39) Nhật Bản 2,634,052.63 1,873,889.64 1,014,928.02 (760,162.99) (28.86) (858,961.62) (45.84) Úc 5,954,478.45 4,157,368.83 5,141,857.2 (1,797,109.62) (30.18) 984,488.37 23.68 Canada 886,904.16 588,144.78 540,565.72 (298,759.38) (33.69) (47,579.06) (8.09) Thị trường khác 499,107 104,650 593,614.85 (394,457) (79.03) 488,964.85 467.24 Tổng 10,978,239.8 6,891,156.45 7,375,533.87 (4,087,083.35) (37.23) 484,377.42 7.03

(Nguồn phòng kinh doanh)

Nhận xét:

Qua tình hình tiêu thụ trên ta thấy:

Thị trường Đài Loan, năm 2008 tổng giá trị xuất khẩu là 886,285.76 USD, năm 2009 là 167,103.2 USD, giảm 719,182.56 USD, tương đương giảm 81.15% so với năm 2008. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 là 84,568.08 USD, giảm 82,535.12 USD, tương đương giảm 49.39% so với năm 2009.

Thị trường Nhật Bản, năm 2008 tổng giá trị xuất khẩu là 2,634,052.63USD, năm 2009 là 1,873,889.64USD, giảm 760,162.99USD, tương đương giảm 28.86% so với năm 2008. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 là 1,014,928.02USD, giảm 858,961.62USD, tương đương giảm 45.84% so với năm 2009.

Thị trường Úc, năm 2008 tổng giá trị xuất khẩu là 5,954,478.45USD, năm 2009 là 4,157,368.83USD, giảm 1,797,109.62USD, tương đương giảm 30.18% so với năm 2008. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 là 5,141,857.2USD, tăng 984,488.37USD, tương đương tăng 23.68% so với năm 2009.

Thị trường Canada, năm 2008 tổng giá trị xuất khẩu là 886,904.16USD, năm 2009 là 588,144.78USD, giảm 298,759.38USD, tương đương giảm 33.69% so với

năm 2008. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 là 540,565.72USD, giảm 47,579.06USD, tương đương giảm 8.09% so với năm 2009.

Các thị trường khác, năm 2008 tổng giá trị xuất khẩu là 499,107USD, năm 2009 là 104,650USD, giảm 394,457USD, tương đương giảm 79.03% so với năm 2008. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 là 593,614.85USD, tăng 488,964.85USD, tương đương tăng 467.24% so với năm 2009

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 86 - 88)