II. Cơ sở lý thuyết về quản trị chất lượng sản phẩm
3. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
3.1. Khái niệm.
TQM được định nghĩa là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thảo mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội.
Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM ( Total Quality Management): là hệ thống đảm bảo chất lượng từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng và dịch vụ tiêu dùng, nhằm đặt hiệu quả kinh doanh tối đa.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
3.2. Đặc điểm của TQM.
- Chất lượng định hướng bởi khách hàng. - Vai trò lãnh đạo trong công ty.
- Cải tiến chất lượng liên tục. - Tính nhất thể, hệ thống.
- Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, nhân viện.
- Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kê, vừa đúng lúc,...
3.3. Các bước thực hiện TQM.
Plan
Action Do
Check
Sơ đồ 2: Chu trình PDCA Giải thích sơ đồ:
Plan: Lập kế hoạch: cần trả lời các câu hỏi như: Cần thay đổi ở khâu nào?, Số liệu đã có?, Khảo sát thêm?, Phải làm gì?.
Do: Thực hiện: tìm số liệu trả lời các câu hỏi ở phần Plan, thực hiện trên quy mô nhỏ.
Check: Kiểm tra: Đánh giá kết quả thực hiện. Action: Hành động: Rút được điều gì để hành động.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA
I. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản
Khánh Hòa