Phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 67 - 71)

II. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của công ty

2.6.Phương pháp quản lý

2. Các yếu tố ở tầm vi mô

2.6.Phương pháp quản lý

2.6.1.Cơ cấu sản xuất.

Các chuyên gia quản lý chất lượng đã cho rằng, thực tế 80% những vấn đề chất lượng là do quản lý gây ra. Điều này cho ta thấy chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu bộ máy quản lý, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ về quá trình sản xuất của công ty ta sẽ đi tìm hiểu cơ cấu tổ chức sản suất của công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa:

Sơ đồ 6: TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT KHẦU THỦY SẢN KHÁNH HÒA XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ KCS ĐỘI CHẾ BIẾN I XƯỞNG CHẾ BIẾN THỦY ĐẶC SẢN TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ CHẾ BIẾN CÁ NGỪ XÔNG KHÓI TỔ CHẾ BIẾN HÀNG THỦY SẢN KHÔ ĐỘI CHẾ BIẾN II TỔ THÀNH PHẨM TỔ CƠ ĐIỆN LẠNH

Thuyết minh sơ đồ:

Các bộ phận trực thuộc của xưởng chế biến có nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, bảo đảm cho sản xuất theo quy trình khép kín. Cụ thể:

+ Tổ Nghiệp vụ-Quản lý và sản xuất nước đá gồm 3 bộ phận: Quản lý, điều hành; thống kê, kế toán của xưởng và sản xuất nước đá phục vụ cho xưởng.

+ Tổ KCS có nhiệm vụ giám sát quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng qui định chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Tổ cơ điện lạnh có nhiệm vụ vận hành, sửa chữa, bảo quản và bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị cơ điện lạnh phục vụ chế biến và bảo quản sản phẩm.

+ Tổ thành phẩm có nhiệm vụ đóng gói bao bì sản phẩm sau khi cấp đông, giao nhận hàng hóa sau chế biến, bốc xếp, vận chuyển sản phẩm vào kho bảo quản.

+ Hai đội chế biến có nhiệm vụ thay ca nhau để duy trì sản xuất chế biến hàng ngày từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu để chế biến đến công đoạn sản phẩm hoàn thành ở mức bán thành phẩm.

* Xưởng chế biến thủy đặc sản có 3 tổ trực thuộc:

+ Tổ nghiệp vụ, quản lý bao gồm 2 bộ phận quản lý, điều hành và thống kê, kế toán xưởng.

+ Tổ sản xuất cá ngừ xông khói là bộ phận chuyên sản xuất mặt hàng cá ngừ xông khói theo quy trình chế biến của Nhật Bản.

+ Tổ chế biến hàng thủy sản khô chuyên sản xuất các sản phẩm cá khô, mực khô, ruốc khô, các sản phẩm thủy đặc sản khô khác.

Nhận xét:

Cơ cấu sản xuất của công ty khá gọn nhẹ, thuận tiện cho việc quản lý. Công ty trực tiếp quản lý toàn bộ các đơn vị sản xuất và phân cấp quản lý, điều hành các đơn vị nhỏ cho các xưởng, tạo điều kiện để mọi người phát huy quyền tự chủ cũng như năng lực và trình độ của cán bộ cấp dưới. Tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng.

2.6.2.Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng.

Công tác quản lý chất lượng là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, do đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban và bộ phận. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển công ty. Sau đây ta sẽ tìm hiểu hệ thống tổ chức quản lý chất lượng của công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa:

Sơ đồ 7: Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng tại công ty.

Để công tác quản lý chất lượng được tiến hành trôi chảy và linh hoat, công ty đã phân rõ trách nhiệm, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận như sau:

oGiám đốc: phụ trách chung toàn công ty, chủ tài khoản và phụ trách chuyên sâu đầu tư phát triển.

oQuản đốc phân xưởng:

- Tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác quản lý chất lượng, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến nhằm bảo đảm chất lượng xuất khẩu.

- Hướng dẫn, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cấp đông, kho bảo quản thành phẩm.

- Trực tiếp nghiên cứu các sản phẩm mới. Giám đốc

Quản đốc phân xưởng

Điều hành phân xưởng

- Lưu trữ hồ sơ liên quanđến kỹ thuật chế biến, bảo quản thủy sản cũng như máy móc thiết bị.

- Phối hợp với các đơn vị xây dựng chương trình quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu chế biến đến xuất khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu.

- Quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật để kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh.

oCán bộ điều hành và bộ phận KCS: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chịu trách nhiệm trước quản đốc về điều hành sản xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

- Đối với bộ phận cơ điện chịu trách nhiệm lắp đặt hệ thống máy lạnh, mạng lưới điện, hệ thống nước trong công ty.

- Trong các phân xưởng cán bộ điều hành phân xưởng chuyên trách công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện chất lượng trong phân xưởng. Bộ phận KCS sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm ghi dấu kiểm tra các loại sản phẩm đạt chất lượng quy định và chứng nhận vào các tài liệu kèm theo. Loại các bán thành phẩm và sản phẩm không đạt chất lượng ra khỏi dây chuyền sản xuất, không cho phép xuất xưởng các loại sản phẩm không đạt tiêu chuẩn theo quy định.

+ Cùng với Giám đốc giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ trong phân xưởng. Giám sát tình hình chất lượng của dụng cụ, thiết bị sản xuất và các điều kiện sản xuất khác theo yêu cầu bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Thống kê các loại sai hỏng của sản phẩm trong sản xuất.

+ Cùng các bộ phận trong công ty phân tích các nguyên nhân của sản phẩm sai hỏng, những thiếu sót về bao bì, về cấu tạo sản phẩm, nguyên nhân do khâu vận chuyển và bảo quản.

+ Tham gia vào việc chỉ đạo hướng dẫn giải quyết các sản phẩm xấu, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, tham gia vào việc duyệt sản phẩm báo cáo lên cấp trên.

+ Làm báo cáo hàng tháng, hàng quý về chất lượng theo chế độ lên giám đốc và tổ chức kiểm tra chất lựơng sản phẩm theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

+ Đề nghị quản đốc phê duyệt hoặc quyết định xử lý đối với các cá nhân vi phạm về trách nhiệm theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng.

+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và công ty về các quyết định của mình trong kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được kiểm định qua việc công ty ban hành, đưa vào áp dụng và được cấp các chứng chỉ chất lượng quốc tế như: GMP cho các sản phẩm cá fillet, mực nang…, chương trình SSOP, chương trình quản lý chất lượng theo HACCP.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 67 - 71)