II. Cơ sở lý thuyết về quản trị chất lượng sản phẩm
6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới
Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã xác định: “Với tiềm năng của mình, thủy sản phải phấn đấu để trở thành kinh tế mũi nhọn, nhất là trong lĩnh vực chế biến”.
Khánh Hòa là một tỉnh có bờ biển dài trên 385km và nhiều hải đảo; có tài nguyên biển phong phú. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của tỉnh Đảng Bộ Khánh Hòa nêu rõ: “...khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đầu tư trang thiết bị công nghệ nuôi trồng, chế biến thủy sản theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo nhiều sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng vào thi trường EU và Mỹ”. Trước vận hội và thời cơ mới, công ty có những thuận lợi, khó khăn và thách thức:
6.1. Thuận lợi:
- Là một doanh nghiệp có truyền thống vượt khó vươn lên; có một tập thể Đảng bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền; có sự đoàn kết thống nhất của tập thể cán bộ, công nhân – lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự điều hành năng động của Ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ chủ chốt.
- Từ năm 1997 đến nay, sản xuất kinh doanh của Công ty luôn luôn có hiệu quả; doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; thu nhập và việc làm của người lao động ổn định và ngày càng cao đã tạo tâm lý phấn khởi và yên tâm làm việc đối với doanh nghiệp.
- Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty luôn được quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ban ngành; sự chỉ đạo sát sao của Sở Thủy
sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa và sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp.
6.2. Khó khăn, thách thức:
- Do thường xuyên bị Dòng thánh Giuse kích động trong việc giải quyết tranh chấp nhà, đất tại Công ty nên gây phức tạp về an ninh trật tự. Việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng và thiết bị tiên tiến vào doanh nghiệp gặp khó khăn đã ảnh hưởng tới công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm.
- Nguồn nguyên liệu cho chế biến có nhiều biến động do khí hậu và thời tiết thất thường cộng với sự cạnh tranh gay gắt, tranh mua, tranh bán của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung đã đẩy giá thành lên cao và làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Trình độ học vấn của công nhân – lao động trong Công ty nói chung là thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua trường lớp đào tạo, do vậy đã ảnh hưởng đến năng suất lao động và làm tăng chi phí sản xuất.
- Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp cũng bị kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một khó khăn, thách thức lớn khi công nghệ, thiết bị chế biến của Công ty còn ở trình độ trung bình.
6.3. Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của Công ty từ nay đến 2015.
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010- 2015 nêu rõ: “Nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng chế biến thủy sản. Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng khai thác đạt 80 – 100 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 32 – 35 nghìn tấn kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 300 triệu USD xứng đáng là vùng trọng điểm về thủy sản của khu vực Nam Trung bộ”.
Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010-2015 đã khẳng định: “Mục tiêu của Đảng bộ là phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao qua các năm, tiếp tục phát triển mạnh và sản xuất chế biến xuất khẩu, mở rộng hình thức dịch vụ, xây dựng cơ sở chế biến mới với công nghệ tiên tiến theo xu thế công
nghiệp hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; không ngừng cải thiện môi trường làm việc và đời sống cho người lao động; xây dựng Đảng bộ công ty mạnh về chính trị, mạnh về kinh tế, tạo năng lực cho doanh nghiệp phát triển bền vững.”
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của Công ty là:
- Tiếp tục nâng cao năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu, mở rộng chế biến các sản phẩm, mặt hàng tiêu dùng trong nước; nâng cao công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn GMP, HACCP, đổi mới công nghệ chế biến, sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường, nhất là các thị trường cao cấp nên chế biến thủy sản sẽ là ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất trong doanh nghiệp.
- Khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở chế biến mới với công nghệ tiên tiến theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại khu công nghiệp Bắc Hòn Ông theo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ.
-Sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, thực hiện quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000-2001; hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng tăng cường cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập hiệ nay;
- Về thị trường, duy trì và giữ vững thị trường truyền thống như thị trường Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Canada, Hongkong… Đồng thời mở rộng một số thị trường thuộc EU và Mỹ. Mục tiêu đến năm 2020, các sản phẩm của công ty sẽ có mặt ở các thị trường EU và Mỹ. Ngoài ra, công ty cũng cần quan tâm đến một số thị trường khác như Lào, Campuchia và đặc biệt là thị trường nội địa.
- Về sản phẩm, ngoài các sản phẩm truyền thống như: cá filet các loại, cá đông lạnh các loại, cá cơm khô, cá ngừ xông khói, mực filet các loại, mực nguyên con, tôm nguyên con, tôm vặt đầu, tôm thịt, công ty phải mở rộng sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng với chất lượng cao, đồng thời cần nghiên cứu thị trường trong nước, tổ chức sản xuất các mặt hàng thủy sản đông lạnh hoặc thủy sản khô,
tạo năng lực tiêu thụ rộng lớn ở các tỉnh, thành, nhất là các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền núi.