II. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của công ty
2. Các yếu tố ở tầm vi mô
2.1. Yếu tố nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu luôn luôn là yếu tố quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt là đối với ngành sản xuất thủy sản, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành sản phẩm. Một đặc trưng của nguyên liệu thủy sản là quá trình phân giải, phân hủy xảy ra nhanh chóng, làm giảm phẩm chất, giảm chất lượng của nguyên liệu, từ đó làm giảm chất lượng của sản phẩm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.1. Thực trạng chung về nguyên vật liệu :
Đối với ngành khai thác thủy sản, công nghệ khai thác hiện nay của nước ta vẫn còn ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới. Phương tiện khai thác chủ yếu là thủ công, các tàu khai thác hầu hết đều phải đi dài ngày trên biển, nhưng công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá còn lạc hậu ( kể cả các tàu đóng mới cho khai thác hải sản xa bờ). Bên cạnh đó, nguyên liệu sau khi khai thác, trước khi đến được các phân xưởng chế biến còn qua nhiều khâu trung gian từ những người thu gom trên biển đến các đại lý, nậu, vựa. Do đó khi nguyên liệu đến được với các phân xưởng chế biến thì chất lượng đã bị giảm rất nhiều. Điều này làm ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng sản phẩm thủy sản. Ngoài ra, vì nhận thức còn thấp, vì chạy theo lợi nhuận, các đầu nậu đã sử dụng các hóa chất trong danh mục bị cấm để bảo quản nguyên liệu. Đây là nguyên nhân của những lô hàng xuất khẩu bị trả về do không đạt tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.
Thực trạng về nguyên vật liệu của công ty cũng giống như thực trạng chung của cả nước. Nguyên liệu cung cấp cho các phân xưởng chế biến của công ty hiện nay chủ yếu là từ đánh bắt trong tự nhiên, được các nậu vựa thu mua và bán lại cho công ty. Bộ phận KCS của từng phân xưởng chịu trách nhiệm tiếp nhận nguyên liệu, trong khi tiếp nhận một số loại nguyên liệu cần phải phân cỡ thì được để trực tiếp xuống sàn rồi tiến hành phân loại. Nguyên liệu được tiếp nhận tại khu vực gần cổng, nơi có nhiều người đi lại, đây là điều kiện để vi sinh vật có cơ hội thâm nhập dẫn đến hư hỏng nguyên liệu. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để đảm bảo tốt ngay từ khâu tiếp nhận nguyên liệu. Hiện tại công ty đánh giá chất lượng nguyên liệu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KCS và công nhân. Nếu nghi ngờ chất lượng của lô nguyên liệu nào đó thì KCS sẽ fillet để xem cơ thịt và mùi tại nơi tiếp nhận, nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng thì nhận, nếu không đạt thì loại ra và trả lại.
2.1.2. Thực trạng nhà cung ứng nguyên vật liệu:
Hiện nay, nhà cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là các đầu nậu trong tỉnh, và một số đầu nậu ở các tỉnh lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và Vũng Tàu. Do nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty chủ yếu là ở trong tỉnh nên chi phí vận chuyển và bảo quản giảm, giá thành thu mua cũng sẽ giảm, và do thời gian bảo quản ngắn nên chất lượng nguyên vật liệu cũng sẽ tốt hơn.
Một số nhà cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là:
Các ngư dân: ở công ty nhóm nhà cung cấp này được xem là nhà cung cấp vãng lai vì sự cung ứng của họ là không thường xuyên, số lượng không lớn, ít chủng loại. Tuy nhiên giá cả thu mua là giá gốc nên thường thấp hơn với các chủ vựa, hay đầu nậu.
Các chủ nậu, vựa: đây là nhà cung cấp thường xuyên và chủ yếu cho doanh nghiệp. Các đầu nậu, chủ vựa thường thu gom thủy sản của các ngư dân sau đó
phân loại theo yêu cầu về kích cỡ, chủng loại của hàng xuất khẩu hay hàng tiêu thụ nội địa, sau đó mới đem bán cho công ty. Do nguyên vật liệu đã được phân loại một lần qua khâu trung gian là các đầu nậu, chủ vựa nên thường đa dạng về chủng loại và có chất lượng tốt hơn, nhưng giá cả thì cũng tăng lên đáng kể. Hiện nay công ty đang quan hệ với một số chủ vựa và đầu nậu lớn ở các cảng như: cảng Cù Lao, cảng Cửa Bé…và một số tỉnh lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu…
Để thấy rõ tình hình thu mua từ các nhà cung ứng của công ty ta có sơ đồ sau:
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% năm 2008 năm 2009 năm 2010 Nậu, vựa Ngư dân
Sơ đồ 4: Thực trạng thu mua từ các nhà cung ứng. Nhận xét:
Từ biểu đồ trên ta thấy, nguồn cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là đầu nậu. Tỷ lệ thu mua nguyên vật liệu từ các đầu nậu luôn chiếm trên 90%, tỷ lệ thu mua từ các ngư dân chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, đóng vai trò là nhà cung ứng vãng lai cho công ty. Đây cũng là thực tế của các nhà cung ứng nguyên vật liệu thủy sản nước ta. Do các đầu nậu có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân như cho vay vốn để đi đánh bắt xa bờ, thu mua tất cả sản phẩm đánh bắt với giá cao. Hơn nữa khi thu mua từ các đầu nậu thì công ty có thể thu mua với số lượng lớn, ít phải phân loại nguyên vật liệu vì trước khi bán cho công ty các đầu nậu đã tiến hành phân loại.Do đó, mặc
dù giá cả thu mua từ ngư dân thấp hơn so với các đầu nậu nhưng công ty vẫn chọn các nậu vựa làm nhà cung ứng chủ yếu.
Hiện nay trên địa bàn Nha Trang có rất nhiều công ty chế biến thủy sản vì vậy sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng cao. Để thu hút được nhiều nậu, vựa công ty đã sử dụng nhiều chính sách như:
Tổ chức hội nghị các nhà cung ứng, khách hàng.
Tặng quà nhân những dịp lễ, Tết.
Thanh toán nhanh chóng cho các nậu, vựa: công ty sử dụng chính sách thanh toán ngay cho nhà cung ứng, chậm nhất là 3 ngày sau khi mua.
2.1.3. Tình hình thu mua nguyên vật liệu của công ty:
Hiện nay, công tác thu mua tại công ty, Ban giám đốc trực tiếp giao cho từng phân xưởng tổ chức thu mua nguyên liệu của phân xưởng mình. Tại các phân xưởng công tác thu mua do quản đốc điều hành và phó giám đốc quản lý trực tiếp bộ phận thu mua, điều hành đội ngũ thu mua. Tại các phân xưởng còn có tổ KCS nguyên liệu, khi nguyên liệu được đưa vào các phân xưởng các nhân viên thu mua sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, sau đó phân cỡ và phân theo chủng loại nếu nguyên liệu được thu mua theo cỡ loại.
Hiện tại, công ty đang áp dụng hình thức mua xô, với hình thức này bên mua và bên bán sẽ bốc ngẫu nhiên nguyên liệu đem cân đủ 1kg rồi sau đó sẽ đếm con. Số lần bốc tùy theo loại nguyên liệu và sự thỏa thuận của hai bên, số con trong các lần cân sẽ được tính bình quân, sau đó tiến hành cân gọi là cân xô. Sau khi thỏa thuận xong, nhân viên thu mua sẽ ghi vào sổ chi tiết thu mua và viết phiếu giao cho chủ hàng đến thủ quỹ thanh toán.
Những yêu cầu cần thiết khi thu mua của công ty là:
Yêu cầu kỹ thuật:
- Phân theo loài và cỡ - Căn cứ vào độ tươi. - Các chỉ tiêu cảm quan.
Phương pháp thử: - Lấy mẫu.
- Trình tự và phương pháp thử cảm quan theo TCVN. Bảo quản và vận chuyển:
Việc thu mua ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, nếu thu mua không đủ số lượng sẽ làm chậm tiến độ sản xuất và có thể gây đứt đoạn quá trình sản xuất. Còn nếu thu mua thừa sẽ làm tăng chi phí bảo quản và sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của nguyên vật liệu. Để hiểu rõ hơn về công tác thu mua của công ty ta tiến hành phân tích tình hình thu mua nguyên vật liệu của công ty trong giai đoạn năm 2008-2010.
49
Bảng 5: Tình hình thu mua nguyên vật liệu.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 2010/2009
Nguyên liệu
Giá trị (đồng) Giá trị (đồng) Giá trị (đồng) Giá trị % Giá trị %
Cá 88,548,626.782 79,739,945,120 74,935,736,082 (8,808,681,660) (9.95) (4,804,209,040) (6.02) Mực 30,389,599,911 30,012,749,133 40,974,427,052 (376,850,780) (1.24) 10,961,677,919 35.62 Tôm 2,170,684,313 8,353,553,083 15,862,835,414 6,182,868,770 284.84 7,509,282,327 89.89 Loại khác 2,112,933,871 1,893,648,014 1,257,528,082 (219,285,857) (10.38) (636,119,932) (33.59) Tổng 123,221,844,877 119,999,895,350 133,030,526,630 (3,221,949,500) (2.61) 13,030,631,280 10.86
Nhận xét:
Năm 2009, số lượng đơn đặt hàng giảm vì vậy công ty hạn chế thu mua nguyên liệu nên nhìn chung tất cả giá trị thu mua nguyên liệu của công ty năm 2009 đều giảm, tuy nhiên do giá cả nguyên liệu tăng nên mặc dù sản lượng thu mua giảm nhưng giá trị giảm không nhiều so với năm 2008. Cụ thể, năm 2009, giá trị nguyên liệu để sản xuất cá giảm 8,808,681,660 đồng (tương đương giảm 9.95%), giá trị nguyên liệu để sản xuất mực giảm 376,850,780 đồng (tương đương giảm 1.24%), giá trị nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng khác giảm 219,285,857 đồng (tương đương giảm 10.38%) so với năm 2008.
Ngoài các mặt hàng trên thì tôm là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nên lượng đơn đặt hàng về tôm tăng nhẹ, bên cạnh đó giá tôm nguyên liệu tăng cao nên năm 2009, giá trị nguyên liệu tôm tăng mạnh, tăng 6,182,868,770 đồng (tương đương tăng 284.84%) so với năm 2008.
Năm 2010, giá trị nguyên liệu mực và tôm tăng mạnh, cụ thể giá trị nguyên liệu mực tăng 10,961,677,919 đồng ( tương đương tăng 35.62%), giá trị nguyên liệu tôm tăng 7,509,282,327 đồng (tương đương tăng 89.89%) so với năm 2009. Nguyên nhân là giá nguyên liệu tăng và số lượng thu mua tăng. Ngoài hai mặt hàng trên thì nguyên liệu cá và một số mặt hàng khác giảm. Nguyên liệu cá giảm 4,804,209,040 đồng (tương đương giảm 6.02%), nguyên liệu các mặt hàng khác giảm 636,119,932 đồng (tương đương giảm 33.59%) so với năm 2009.
Qua bảng số liệu và nhận xét trên ta thấy, sản lượng nguyên vật liệu cá để sản xuất các sản phẩm như cá đông và cá khô tuy giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất ở các năm, do đây là mặt hàng chủ lực của công ty. Tuy nhiên sản lượng thu mua ở các năm không đồng đều do tính mùa vụ của nguyên liệu và thị trường thu mua của công ty còn hạn chế nên công ty không thể chủ động trong công tác thu mua nguyên vật liệu. Từ đó công ty không thể đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu để sản xuất.
Tóm lại, hoạt động thu mua nguyên vật liệu của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa được ổn định do chưa chủ động trong công tác thu mua và tìm kiếm
khách hàng, hơn nữa công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do đó công ty cần có các biện pháp thích hợp để thu hút các nhà cung ứng để ổn định thị trường thu mua đảm bảo đầu vào cho công ty sản xuất.