Nghĩa của việc nghiên cứu sự lựa chọn trong hành vi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố vũng tàu (Trang 30 - 32)

Corstens & Gautschi, 1983 cho rằng: “Sự lựa chọn của một cá nhân không phải là một quyết định riêng lẻ mà là cả một quá trình để đi đến quyết định”. Do đó, những quyết định ảnh hưởng trong lĩnh vực bán lẻ được xem xét cẩn trọng; vì một mặt, ngành bán lẻ đã tạo ra một khoản doanh thu khổng lồ. Mặt khác, là vì hiện nay NTD đang đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn và quyết định trong việc mua sắm hàng ngày. Cách NTD chọn sử dụng thời gian và tiền bạc của họ xác định phần lớn nghiên cứu hành vi của NTD. Nói cách khác, làm thế nào NTD chọn sử dụng thời gian và tiền bạc của họ khi bị thúc đẩy bởi câu hỏi, Điều gì sẽ làm tôi hạnh phúc?

Một lựa chọn trở nên có ý nghĩa khi lý do của sự lựa chọn là phù hợp với các mục tiêu quan trọng (Csikszentmihalyi 2000), có thể chuyển qua các giai đoạn của cuộc sống (Bhattacharjee và Mogilner 2014). Những lý do để đưa ra các lựa chọn có ý nghĩa bao gồm (1) nhìn về phía sau (ví dụ: các lựa chọn bảo vệ các ký ức đặc biệt, Zauberman, Ratner và Kim 2009); (2) mong muốn (ví dụ: các lựa chọn cho phép các cá nhân thu thập kinh nghiệm trong cuộc sống của họ, Keinan và Kivetz 2011) và (3) nhìn ra bên ngoài (ví dụ: những lựa chọn giúp nâng cao phúc lợi của người khác và thế giới, GoTTMstein, CiaTTMini và Griskevicius 2008). Tổng hợp hơn, nghiên cứu gợi ý cách NTD chọn sử dụng thời gian và tiền bạc của họ có nhiều tiềm năng hơn cho việc tạo bộ nhớ, thực hiện và ảnh hưởng so với những gì họ có thể giả định. Kết quả, phân tích, rà soát các lựa chọn mang lại ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, chúng ta có thể phát triển tầm nhìn mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của nghiên cứu NTD.

Qua việc phác thảo một bức tranh về quá trình quyết định lựa chọn thông qua nghiên cứu hành vi NTD. Tác giả cân nhắc nghiên cứu sự lựa chọn nơi mua sắm làm trọng tâm của nghiên cứu này. Một lưu ý từ ArnoTTM, Oum & Tiger, 1983 phản ánh: tùy vào mức độ phát triển của thị trường, động cơ của việc lựa chọn nơi mua sắm là khác nhau; tại các thị trường kém phát triển, động cơ mua sắm sẽ khác với thị trường phát triển do sự ưa thích khác nhau trong tâm lí NTD. Vì vậy, tác giả đưa ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn để quản lý tốt các nỗ lực trước môi trường bán lẻ được thảo luận.

2.2.3. Thuộc tính nơi mua sắm

Các nhà nghiên cứu về bán lẻ đã có nhiều nhận định khác nhau về thuộc tính của nơi mua sắm. Theo Bloemer & deRuyter- 1998, thuộc tính của nơi mua sắm được xem như là một phần trong hình ảnh tổng thể về nơi mua sắm đó. Hay theo đề xuất của Omar- 1999 cho rằng thuộc tính của nơi mua sắm có nghĩa là “Toàn bộ những cảm nhận của người tiêu dùng về tất cả những đặc tính của nơi mua sắm thông qua những trải nghiệm của họ với nơi đó” . Trong nghiên cứu lý thuyết của mình, Lindquist( 1974) kết hợp mô hình của 19 nghiên cứu để đưa ra 9 thuộc tính quan trọng đó là: hàng hóa, dịch vụ, nhóm NTD, cơ sở vật chất, tiện lợi, quảng cáo, bầu không khí cửa hàng, đặc trưng của cửa hàng, sự thỏa mãn sau khi mua hàng. Tiếp tục đẩy mạnh các nghiên cứu và thực nghiệm, cho tới năm 1975, ông rút gọn kết quả của mình theo 7 thuộc tính: chủng loại sản phẩm, chất lượng hàng hóa, giá cả, sự tiện lợi, phương thức bán hàng, dịch vụ tổng thể và dịch vụ bán hàng. Nhận định “Thuộc tính của nơi mua sắm bao gồm các yếu tố khác nhau của chiêu thị hỗn hợp trong bán lẻ”. Với Ghosh (1990), ông trình bày về tám yếu tố: địa điểm, hàng hóa, bầu không khí, dịch vụ NTD, giá cả, quảng cáo, bán hàng cá nhân và các chương trình khuyến mãi. Đánh giá từ ông cho rằng "Mỗi một nơi mua sắm sẽ đọng lại trong tâm trí của NTD theo những cách đặc biệt, và dựa vào điểm này mà các yếu tố nổi bật giữa sự kết hợp thuộc tính ở nơi mua sắm và hàng hóa của nhà bán lẻ tại đó sẽ là điểm nhấn giúp tạo sự khác biệt cho địa điểm mua sắm đó". Còn với Koo (2003), ông đề xuất bảy thành phần của nơi mua sắm đó là: bầu không khí cửa hàng, địa điểm, cơ sở vật chất thuận tiện, giá cả, dịch vụ của NTD, dịch vụ hậu mãi, phương thức bán hàng. Trong nghiên cứu của Lumpkin, Greenberg và GoTTMstucker (1985) sử dụng bốn loại thuộc tính của nơi mua sắm gồm (1) vị trí: tức là

gần nhà, thuận tiện đỗ xe, (2) sự tiện lợi của nơi mua sắm: tức là thanh toán nhanh, dễ dàng tìm kiếm các mặt hàng, lối đi rộng, (3) giá cả và chất lượng: sản phẩm đảm bảo chất lượng và giá bán phù hợp, (4) các nhu cầu đặc biệt của NTD.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố vũng tàu (Trang 30 - 32)