Phân tích sự tương quan

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố vũng tàu (Trang 71)

Bảng 4.14. Ma trận tương quan giữa các biến

NTHH Pearson Correlation 1 .581 ** .627** .050 .382** .123 .608 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 GC Pearson Correlation .581 ** 1 .609** .006 .416** .098 .485** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 NTNB Pearson Correlation .627 ** .609** 1 .068 .486** .080 .632** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 TTM Pearson Correlation .050 .006 .068 1 .057 .026 .016 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 CTT Pearson Correlation .382 ** .416** .486** .057 1 .064 .651** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 DKMS Pearson Correlation .123 .098 .080 .026 .064 1 .111 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 NCMS Pearson Correlation .608 ** .485** .632** .016 .651** .111 1** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS của tác giả Qua kết quả phân tích ở bảng 4.14 ta thấy, 7 yếu tố độc lập có ý nghĩa ở mức 1% . Như vậy, 7 yếu tố đều có sự tương quan với yếu tố Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD nên các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.

4.5.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Việc kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến được thực hiện thông qua nhân tố phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor,VIF); nếu VIF lớn hơn 10 thì đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Căn cứ vào số liệu của bảng kết quả hồi quy (Bảng 4.12) thì nhân

tố phóng đại phương sai VIF của mô hình hồi quy có giá trị nhỏ hơn so với 10 do đó không có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến.

4.5.4. Hàm hồi qui tuyến tính đa biến

Với kết quả phân tích hồi qui ở bảng 4.12, các giá trị Sig. tương ứng với các biến NTHH, NTNB, CTT và DKMS đều có hệ số Sig nhỏ hơn 0.05, còn biến GC và TTM đều có hệ số Sig > 0.05 và không có ý nghĩa thống kê nên bị loại. Vì vậy, mô hình còn 04 biến NTHH, NTNB, CTT và DKMS có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95% (Sig. ≤ 0,05). Hàm hồi qui đa biến thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng có dạng:

NCMS = β0 + 0.295* NTHH + 0.252* NTNB + 0.423* CTT + 0.029* DKMS Trong đó:

- NCMS: Biến phụ thuộc: Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.

- Các biến độc lập: Hàng hóa (NTHH), Sự phục vụ của người bán (NTNB), , Thái độ đối với chợ truyền thống (CTT) và Điều kiện mua hàng (DKMS).

+ Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là Thái độ đối với chợ truyền thống với hệ số hồi quy là β = 0.423 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.

+ Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai là Hàng hóa với mức độ ảnh hưởng là β = 0.295 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.

+ Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là Sự phục vụ của người bán với mức độ ảnh hưởng là β = 0.252 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.

+ Yếu tố ảnh hưởng yếu nhất là Điều kiện mua hàng với hệ số hồi quy là β = 0.029 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.

Tóm tắt chương 4.

Chương này tác giả đã thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu. Qua các bước kiểm định kết quả cho thấy có 04 yếu tố ảnh hưởng đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD, bao gồm: Hàng hóa (NTHH), Sự phục vụ của người bán (NTNB), Thái độ đối với chợ truyền thống (CTT) và Điều kiện mua hàng (DKMS). Trong đó yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là Thái độ đối với CTT, tiếp theo lần lượt là các yếu tố Hàng hóa, Sự phục vụ của người bán và yếu tố ảnh hưởng yếu nhất đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD là yếu tố Điều kiện mua hàng. Đây sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD trên địa bàn TP. Vũng Tàu.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Trong chương này, tác giả rút ra kết luận và từ kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4, tác giả đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng nhu cầu mua sắm của NTD tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.

5.1. Kết luận

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu mua sắm của NTD tại CTT trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Từ cơ sở lý luận về nhu cầu mua sắm của NTD và các mô hình liên quan đến đề tài, tác giả đã trình bày và phân tích giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 07 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của NTD tại CTT: Hàng hóa, Giá cả, Sự phục vụ của người bán, Sự thuận tiện, Sự thích thú mua sắm, Thái độ đối với chợ truyền thống và Điều kiện mua hàng. Mô hình gồm 33 biến (29 biến độc lập và 04 biến phụ thuộc). Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng khi thiết kế Phiếu khảo sát và dữ liệu được thu thập khi tiến hành phỏng vấn 198 người tiêu dùng (n=198) tại thành phố Vũng Tàu.

Từ kết quả kiểm định Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) còn lại 6 yếu tố ảnh hưởng với 27 biến và biến phụ thuộc có 3 biến.

Kết quả tính toán hồi quy tuyến tính đã cho thấy các giá trị Sig. tương ứng với các biến NTHH, NTNB, CTT và DKMS đều có hệ số Sig nhỏ hơn 0.05, còn biến GC và TTM đều có hệ số Sig > 0.05 và không có ý nghĩa thống kê nên bị loại. Vì vậy, mô hình còn 04 biến NTHH, NTNB, CTT và DKMS có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95% (Sig. ≤ 0,05).

Hàm hồi qui đa biến thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD có dạng:

NCMS = β0 + 0.295* NTHH + 0.252* NTNB + 0.423* CTT + 0.029* DKMS Trong đó:

- NCMS: Biến phụ thuộc: Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng

- Các biến độc lập: Hàng hóa (NTHH), Sự phục vụ của người bán (NTNB), , Thái độ đối với chợ truyền thống (CTT) và Điều kiện mua hàng (DKMS).

là β = 0.423 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng.

+ Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai là Hàng hóa với mức độ ảnh hưởng là β = 0.295 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng.

+ Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là Sự phục vụ của người bán với mức độ ảnh hưởng là β = 0.252 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng.

+ Yếu tố ảnh hưởng yếu nhất là Điều kiện mua hàng với hệ số hồi quy là β = 0.029 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng.

5.2. Hàm ý quản trị

5.2.1. Đối với yếu tố Thái độ đối với CTT

Yếu tố Thái độ đối với CTT là Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD. Để gia tăng tính tích cực của yếu tố này, cần phải thực hiện:

- Ngày nay do sự phát triển rất nhanh của các Trung tâm mua sắm và siêu thị hiện đại, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt với CTT. Vì vậy, căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu phát triển chợ trên địa bàn, cơ quan quản lý CTT cần lập quy hoạch, kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể công tác đổi mới phương thức quản lý và điều hành Chợ.

- Nằm trong dự án dài hạn xây dựng thành phố Vũng Tàu là thành phố Du lịch xanh - sạch - đẹp, Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu đã phê duyệt đề án xây dựng mô hình

“Chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng 2020 theo Quyết định số: 466/QĐ-UBND ngày 05/03/2014, thành công xây dựng chợ Bà Rịa, chợ Rạch Dừa, chợ Bến Đình,… hợp quy định chợ về sinh an toàn thực phẩm. Do đó, cần thực hiện triết để đề án.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tại chợ tham gia góp vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới chợ, nhất là các CTT trên đại bàn.

- Cần chọn một chợ trên địa bàn thí điểm áp dụng phương thức quản lý Chợ và cách thức bán hàng khoa học, hiện đại từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình phát triển và quản lý chợ cũng như chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ theo cách thức ứng dụng

mạnh công nghệ thông tin.

- Tổ chức các sạp, gian hàng khoa học và theo sản phẩm bảo đảm cho NTD tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc khi mua sắm tại CTT.

- Không gian mua sắm trong chợ cần hợp lý và tiện lợi cho khách hàng khi mua hay lựa chọn sản phẩm. các chợ đều phải có bãi giữ xe thuận tiện, hầm có nước dự trữ dành cho việc chữa cháy, đồng thời phải có hệ thống báo cháy, báo khói tự động.

5.2.2. Đối với yếu tố Hàng hóa

Đơn vị quản lý chợ cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá lưu thông trong chợ; kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời đối với các hành vi gian lận, hàng giả, hàng nhái tiêu thụ qua chợ; kiểm tra, nhắc nhở thương nhân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, trật tự, kỷ cương trong hoạt động mua bán ở chợ, nâng cao ý thức văn minh thương mại.

Hàng hóa tại chợ phải đa dạng và ứng dụng nghệ thuật trưng bày sản phẩm hiện đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật phải hiện đại và tiện nghi.

Các hàng hóa, sản phẩm cần có giấy tờ bảo đảm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn cho NTD; Giá cả hàng hóa, dịch vụ tại chợ niêm yết công khai, minh bạch.

Đề xuất xây dựng các quy chế, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và các ngành chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa trước khi đưa vào chợ.

Để phát triển các dịch vụ tại chợ, cần phải đồng bộ các khâu từ tiếp nhận hàng hóa tại nơi sản xuất (hoặc từ người sản xuất), các công đoạn vận chuyển, sơ chế đến bảo quản và tiêu thụ hàng hóa. Đơn vị quản lý chợ đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm hoàn thiện, bổ sung các dịch vụ đóng gói, phân loại và kiểm định chất lượng hàng hóa, nhất là đối với một số loại sản phẩm chủ lực của địa phương, góp phần tích cực trong việc tiêu thụ hàng hóa trong vùng.

Chú trọng phát triển dịch vụ cung cấp thông tin thị trường, bao gồm các thông tin về giá cả hàng hóa tại chợ, giá cả trên thị trường; cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của nhà nước, các thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa.

5.2.3. Đối với yếu tố Sự phục vụ của người bán

Sắp xếp, tổ chức các ngành hàng kinh doanh theo một bố cục khoa học, hợp lý, thuận lợi đối với cả hộ kinh doanh lẫn NTD. Thường xuyên thông báo kịp thời các chính sách, chủ trương và quy định của Trung ương và địa phương liên quan đến việc kinh doanh tại chợ cho các chủ quầy, sạp bảo đảm người bán hàng thực hiện đúng các văn bản pháp lý, nội quy kinh doanh và không nâng giá bán, không bán hàng kém chất lượng không rõ xuất xứ hàng hóa.

Thực hiện tổ chức tuyên truyền nhằm đề cao uy tín của các chủ quầy, sạp hàng có thành tích cao, tuân thủ pháp luật thông qua mạng lưới kinh doanh ngày càng văn minh, hiện đại.

Mở rộng các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao trình độ năng lực của các thương nhân, nhà phân phối hàng hóa, người bán nhằm bảo đảm người bán hàng có khả năng giải đáp tận tình và thấu đáo các thắc mắc của khách hàng.

Mở các khóa học về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng và nghệ thuật bán hàng nhằm gia tăng tính thân thiện, vui vẻ và hòa nhã khi giao tiếp với khách hàng, khi bán hàng. Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của tiểu thương, giúp họ điều chỉnh lại hành vi với khách hàng. Không nên để tồn đọng những khái niệm xấu về “dân chợ búa” chỉ bằng thái độ mua bán của mình. Về dài hạn, cơ quan chức năng cần phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức huấn luyện và tập huấn cho tiểu thương kỹ năng bán lẻ, trao đổi về những bí quyết, kinh nghiệm và nguyên tắc giữ chân khách hàng; khuyến khích và vận động họ thực hiện văn minh thương mại và cung cách phục vụ chuyên nghiệp để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của CTT đối với các kênh bán lẻ hiện đại.

5.2.4. Đối với yếu tố Điều kiện mua hàng

Cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói thách và chặt chém quá mức, phản cảm của tiểu thương, vốn khiến không nhỏ một bộ phận NTD ngại đi chợ.

Đối với một hàng hóa, chủng loại, các chủ sạp, quầy cần niêm yết rõ quy định đổi trả hàng; Nếu hàng hóa không được đổi trả cần thông báo chi tiết và công khai.

Việc mua nợ, mua thiếu tại CTT thường xảy ra phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người bán và khách hàng, do đó có thể xảy ra những vướng mắc khi thanh toán. Vì vậy, để tránh

những xung đột xảy ra người bán cần ghi chép đầy đủ hoặc chỉ thực hiện cho nợ, mua thiếu trong ngày hoặc thời gian ngắn

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu còn có một số hạn chế: Đề tài được thực hiện với cỡ mẫu 198 là khá nhỏ. Ngoài ra, mẫu này được thu thập ngẫu nhiên và giới hạn tại một vài chợ trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nên tính tổng quát của đề tài nghiên cứu chưa cao. Do đó, nghiên cứu tiếp theo nên được thực hiện với cỡ mẫu lớn hơn và tại nhiều chợ hơn để dữ liệu thu thập có sự hiệu quả và chính xác hơn. Mở rộng giới hạn nghiên cứu ra nhiều tỉnh thành khác cũng rất cần thiết.

Ngoài ra, 07 yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu vẫn còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của NTD tại CTT mà tại nghiên cứu này chưa bao quát hết. Các nghiên cứu tiếp theo có thể khám phá thêm sự ảnh hưởng của các yếu tố khác.

Các nghiên cứu tiếp theo có thể kiểm định thêm sự khác biệt theo thu nhập, trình độ, học vấn, nghề nghiệp, đặc điểm gia đình, nhóm tuổi,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương, Nghị định số 11/VBHN-BCT, ngày 23/01/2014 về phát triển và quản lý chợ.

2. Chính phủ, 2011. Nghị định số 84/2011/ NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá. Hà Nội, tháng 09 năm 2011.

3. Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương và Đường Thị Liên Hà, 2010. Hành vi người tiêu dùng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.

4. Vương Quang Lượng (2020), Phát triển chợ nông thôn: Mục tiêu và động lực của quá trình xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Công thương, tháng 4.

5. Nguyễn Lê Bảo Ngọc, 2013, Sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố vũng tàu (Trang 71)