Đơn vị quản lý chợ cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá lưu thông trong chợ; kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời đối với các hành vi gian lận, hàng giả, hàng nhái tiêu thụ qua chợ; kiểm tra, nhắc nhở thương nhân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, trật tự, kỷ cương trong hoạt động mua bán ở chợ, nâng cao ý thức văn minh thương mại.
Hàng hóa tại chợ phải đa dạng và ứng dụng nghệ thuật trưng bày sản phẩm hiện đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật phải hiện đại và tiện nghi.
Các hàng hóa, sản phẩm cần có giấy tờ bảo đảm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn cho NTD; Giá cả hàng hóa, dịch vụ tại chợ niêm yết công khai, minh bạch.
Đề xuất xây dựng các quy chế, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và các ngành chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa trước khi đưa vào chợ.
Để phát triển các dịch vụ tại chợ, cần phải đồng bộ các khâu từ tiếp nhận hàng hóa tại nơi sản xuất (hoặc từ người sản xuất), các công đoạn vận chuyển, sơ chế đến bảo quản và tiêu thụ hàng hóa. Đơn vị quản lý chợ đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm hoàn thiện, bổ sung các dịch vụ đóng gói, phân loại và kiểm định chất lượng hàng hóa, nhất là đối với một số loại sản phẩm chủ lực của địa phương, góp phần tích cực trong việc tiêu thụ hàng hóa trong vùng.
Chú trọng phát triển dịch vụ cung cấp thông tin thị trường, bao gồm các thông tin về giá cả hàng hóa tại chợ, giá cả trên thị trường; cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của nhà nước, các thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa.
5.2.3. Đối với yếu tố Sự phục vụ của người bán
Sắp xếp, tổ chức các ngành hàng kinh doanh theo một bố cục khoa học, hợp lý, thuận lợi đối với cả hộ kinh doanh lẫn NTD. Thường xuyên thông báo kịp thời các chính sách, chủ trương và quy định của Trung ương và địa phương liên quan đến việc kinh doanh tại chợ cho các chủ quầy, sạp bảo đảm người bán hàng thực hiện đúng các văn bản pháp lý, nội quy kinh doanh và không nâng giá bán, không bán hàng kém chất lượng không rõ xuất xứ hàng hóa.
Thực hiện tổ chức tuyên truyền nhằm đề cao uy tín của các chủ quầy, sạp hàng có thành tích cao, tuân thủ pháp luật thông qua mạng lưới kinh doanh ngày càng văn minh, hiện đại.
Mở rộng các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao trình độ năng lực của các thương nhân, nhà phân phối hàng hóa, người bán nhằm bảo đảm người bán hàng có khả năng giải đáp tận tình và thấu đáo các thắc mắc của khách hàng.
Mở các khóa học về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng và nghệ thuật bán hàng nhằm gia tăng tính thân thiện, vui vẻ và hòa nhã khi giao tiếp với khách hàng, khi bán hàng. Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của tiểu thương, giúp họ điều chỉnh lại hành vi với khách hàng. Không nên để tồn đọng những khái niệm xấu về “dân chợ búa” chỉ bằng thái độ mua bán của mình. Về dài hạn, cơ quan chức năng cần phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức huấn luyện và tập huấn cho tiểu thương kỹ năng bán lẻ, trao đổi về những bí quyết, kinh nghiệm và nguyên tắc giữ chân khách hàng; khuyến khích và vận động họ thực hiện văn minh thương mại và cung cách phục vụ chuyên nghiệp để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của CTT đối với các kênh bán lẻ hiện đại.
5.2.4. Đối với yếu tố Điều kiện mua hàng
Cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói thách và chặt chém quá mức, phản cảm của tiểu thương, vốn khiến không nhỏ một bộ phận NTD ngại đi chợ.
Đối với một hàng hóa, chủng loại, các chủ sạp, quầy cần niêm yết rõ quy định đổi trả hàng; Nếu hàng hóa không được đổi trả cần thông báo chi tiết và công khai.
Việc mua nợ, mua thiếu tại CTT thường xảy ra phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người bán và khách hàng, do đó có thể xảy ra những vướng mắc khi thanh toán. Vì vậy, để tránh
những xung đột xảy ra người bán cần ghi chép đầy đủ hoặc chỉ thực hiện cho nợ, mua thiếu trong ngày hoặc thời gian ngắn
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu còn có một số hạn chế: Đề tài được thực hiện với cỡ mẫu 198 là khá nhỏ. Ngoài ra, mẫu này được thu thập ngẫu nhiên và giới hạn tại một vài chợ trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nên tính tổng quát của đề tài nghiên cứu chưa cao. Do đó, nghiên cứu tiếp theo nên được thực hiện với cỡ mẫu lớn hơn và tại nhiều chợ hơn để dữ liệu thu thập có sự hiệu quả và chính xác hơn. Mở rộng giới hạn nghiên cứu ra nhiều tỉnh thành khác cũng rất cần thiết.
Ngoài ra, 07 yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu vẫn còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của NTD tại CTT mà tại nghiên cứu này chưa bao quát hết. Các nghiên cứu tiếp theo có thể khám phá thêm sự ảnh hưởng của các yếu tố khác.
Các nghiên cứu tiếp theo có thể kiểm định thêm sự khác biệt theo thu nhập, trình độ, học vấn, nghề nghiệp, đặc điểm gia đình, nhóm tuổi,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công thương, Nghị định số 11/VBHN-BCT, ngày 23/01/2014 về phát triển và quản lý chợ.
2. Chính phủ, 2011. Nghị định số 84/2011/ NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá. Hà Nội, tháng 09 năm 2011.
3. Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương và Đường Thị Liên Hà, 2010. Hành vi người tiêu dùng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
4. Vương Quang Lượng (2020), Phát triển chợ nông thôn: Mục tiêu và động lực của quá trình xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Công thương, tháng 4.
5. Nguyễn Lê Bảo Ngọc, 2013, Sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc Sỹ Kinh Tế, Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Thảo, Mai Thị Hồng Nhung và Nguyễn Thị Tiến (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn nơi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng trên địa TP. Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3, tháng 1/2020
7. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức.
9. Ngô Anh Tuấn (2015), Giải pháp phát triển chợ tuyền thống tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
10.Ajen, I., 1988. Attitudes, Personality and Behaviour. Open University Press, Milton- Keynes
11.Ajzen, I., 1991. The Theory of Planned Behaviour. Organizational Behaviour and Human Decision Process, 179-211.
12.Westbrook, R.A. and Black, W.C., 1985. A motivaton-based shopper typology. Journal of Retailing, 61: 78-103.
PHỤ LỤC 1
TỔNG QUAN VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Theo Sở Công Thương của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống phân phối thương mại tại TP Vũng Tàu gồm 32 chợ trong quy hoạch, trong đó có 19 chợ thành thị và 13 chợ nông thôn. Trong đó, nổi lên một số chợ sau: Chợ tổng hợp loại 1 (gồm chợ Vũng Tàu, Chợ Rạch Dừa), chợ tổng hợp loại 2 (gồm chợ phường 11, chợ phường 8, Thắng Nhất), và các chợ tổng hợp loại 3 (gồm chợ Phường 1, chợ Bến Đình).
Chợ Vũng Tàu được xây dựng năm 1985, trên diện tích đất rộng 13.370m2 (chợ loại 1). Trong những năm đầu mới đưa vào hoạt động, chợ gồm có 1.765 quầy, sạp (trong đó có 46 ki ốt). Sau 35 năm khai thác, mặc dù nhiều lần được sửa chữa nhỏ, nhưng hiện nhiều hạng mục của chợ đã xuống cấp. Đặc biệt, vào tháng 12/2006, cơn bão số 9 đổ bộ vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm thiệt hại nghiêm trọng quầy sạp và hàng hóa của các khu nhà lồng chợ.
Chợ Rạch Dừa (TP. Vũng Tàu), Đây chợ hải sản dân sinh của người dân xung quanh phường Rạch Dừa. Người dân được mua sắm trong không gian tương đố mát mẻ, sạch sẽ và được nhân viên phục vụ khá chu đáo.
Chợ mới Phường 11 (số 1033, đường 30/4, TP. Vũng Tàu), do Công ty TNHH thương mại - dịch vụ Năm Linh đầu tư với tổng vốn 54 tỷ đồng; là chợ hạng 2, có tổng diện tích 8.347m2 với 369 lồng sạp. Chợ đi vào hoạt động từ ngày 13/9/2014. Theo đại diện BQL chợ mới Phường 11, đến nay hơn 6 năm đi vào hoạt động, chợ vẫn trong tình trạng kinh doanh khó khăn. Đối với số hộ đã đăng ký kinh doanh tại chợ mới Phường 11, BQL đã tạo điều kiện cho họ chuyển ra khu vực trước cổng chợ để buôn bán tạm.
Chợ Phường 8 (số 5, Đội Cấn, TP. Vũng Tàu), do Công ty TNHH Hồng Vân làm chủ đầu tư. Chợ được xây dựng trên diện tích 2.000m2, tổng vốn 16 tỷ đồng, bao gồm 260 ô sạp, trong đó có 60 ô sạp nằm ở tầng 1, chuyên kinh doanh các mặt hàng vải, quần áo, hàng cao cấp,... 200 ô sạp tầng trệt được quy hoạch để bán các loại thực phẩm tươi sống và rau củ quả,....
Các chợ: Phường 9, Chí Linh, Năm Tầng (TP. Vũng Tàu)… đã phát huy được hiệu quả sau khi được đầu tư từ nguồn vốn XHH. Việc mua bán của tiểu thương cũng ổn định
và đáp ứng được nhu cầu của người dân trong các khu vực lân cận chợ. Trong đó, chợ Năm Tầng là chợ đầu tiên thực hiện đầu tư theo hình thức XHH trên địa bàn tỉnh (năm 1998) do Công ty TNHH Liên Minh quản lý. Đến nay chợ vẫn duy trì hoạt động của 200 quầy sạp với 110 hộ kinh doanh thường xuyên, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân không chỉ trên địa bàn phường 7 mà còn là của các phường lân cận.
Hình thành từ năm 1995 với mô hình “chợ tạm”, ngày 17 tháng 04 năm 2000, chợ Thắng Nhất được UBND thành phố ra quyết định số: 127/QĐ.UB là chợ loại 2 với tổng diện tích đất sử dụng là 2.533m2. Năm 2009, chợ Thắng Nhất đã được xây dựng mới lại khu nhà lồng chợ cho các khu A (bán hàng khô, tạp hóa), khu B (bán rau), khu C (bán thịt heo, thịt bò, thịt gà), khu D (bán quần áo), khu E (bán cá), khu F (bán đồ ăn), với tổng vốn đầu tư là 2.401.709.000 đồng. Năm 2012, UBND thành phố Vũng Tàu cấp kinh phí xây dựng mới lại văn phòng Ban quản lý chợ Thắng Nhất với tổng diện tích xây dựng là 141m2, nguồn vốn ngân sách là 1.736.797.000 đồng.
Theo chủ trương thực hiện đề án “Nhân rộng mô hình thí điểm chợ bảo đảm an toàn thực phẩm” năm 2020, chợ Thắng Nhất (TP.Vũng Tàu) sẽ được nâng cấp, cải tạo với tổng kinh phí dự toán ước tính hơn 3,2 tỷ đồng. Chợ Thắng Nhất hiện có 185 quầy sạp kinh doanh thực phẩm, gồm: 35 quầy rau, củ, quả; 78 quầy kinh doanh mặt hàng thịt và 72 quầy hải sản.
PHỤ LỤC 2
DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM TẬP CHUNG A. Bảng câu hỏi gạn lọc
Xin chào Anh/Chị!
Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Tôi đang tiến hành nghiên cứu khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Kính xin Anh/Chị dành ít thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi như sau:
S1: Anh/Chị hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình có làm việc trong các lĩnh vực sau:
Công ty nghiên cứu thị trường 1 Ngưng
Công ty quảng cáo, quan hệ cộng đồng 2 Ngưng
Đài phát thanh, truyền hình, báo chí 3 Ngưng
Đơn vị kinh doanh siêu thị, trung tâm thương
mại, cửa hàng tiện lợi 4 Ngưng
Không thuộc các lĩnh vực trên 5 Tiếp tục
S2: Trong thời gian 06 tháng vừa qua, anh/chị có tham gia một chương trình thảo luận về các dịch vụ bán lẻ, chợ hay siêu thị chưa?
Có 1 Ngưng
Không 2 Tiếp tục
S3: Anh/Chị thường đi chợ khoảng mấy lần/tuần?
Dưới 2 lần 1 Ngưng
Từ 2 lần trở lên 2 Tiếp tục
B. Dàn bài thảo luận nhóm
Xin chào Anh/Chị!
Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Tôi đang tiến hành nghiên cứu khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Trước tiên, tôi xin trân trọng
cảm ơn mọi người đã dành thời gian tham gia thảo luận với tôi về chủ đề này. Mọi ý kiến của các bạn đều được ghi nhận và có ý nghĩa quan trọng cho nghiên cứu của tôi, vì vậy không có câu trả lời nào là đúng hay sai mà chỉ là quan điểm riêng của các bạn về chủ đề này.
Thời gian dự kiến là một giờ. Rất mong anh chị nhiệt tình đóng góp ý kiến để buổi thảo luận của chúng ta đạt hiệu quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trước tiên, xin các anh chị lưu ý, khái niệm chợ truyền thống ở đây được hiểu là chợ tổng hợp bán lẻ - là nơi diễn ra các hoạt động mua bán thông thường hàng ngày. Từ “truyền thống” không phải để chỉ loại hình chợ chuyên mua bán các mặt hàng truyền thống và cũng không phải là chợ được xây dựng từ xưa, có truyền thống lịch sử lâu đời. Gọi là chợ truyền thống để xác định đây là một loại hình phân phối hàng hóa đã có từ rất lâu ở nước ta so với các mô hình phân phối hiện đại mới xuất hiện ở Việt Nam vào đầu những năm 90 như siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng tiện lợi.
Và dưới đây là một số câu hỏi, gợi ý liên quan đến đề tài nghiên cứu:
1. Anh/Chị thường đi mua sắm ở chợ nào? Vì sao lại lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống
2. Sự lựa chọn một nơi mua sắm không phải chỉ thể hiện ở việc có đến nơi đó mua sắm hay không mà còn được phản ánh qua những khía cạnh khác như là nghĩ đến nơi đó đầu tiên khi muốn đi mua sắm, việc mua lặp lại và cam kết tiếp tục mua trong tương lai. Vậy sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống của anh chị thể hiện như thế nào? 3. Anh chị có đồng ý rằng việc lựa chọn một nơi mua sắm nào đó trước hết là dựa vào thái độ hay đánh giá cá nhân của anh chị về nơi mua sắm đó hay không? Tức là các chị cảm thấy thích nơi mua sắm đó, tin rằng nơi mua sắm tốt và mình có được nhiều lợi ích khi đi mua sắm ở đó dẫn đến quyết định lựa chọn đi mua sắm ở nơi đó của anh chị?
4. Vậy, thái độ hay đánh giá tổng thể của anh chị về chợ truyền thống như thế nào? Những yếu tố nào về thuộc tính của chợ truyền thống dẫn đến thái độ hay đánh giá đó của anh chị?
5. Theo anh chị, nếu các thuộc tính của chợ truyền thống được phân thành 5 nhóm gồm hàng hóa, giá cả, sự thuận tiện, chính sách bán hàng và sự phục vụ của người bán thì có hợp lý không? Có cần điều chỉnh hay bổ sung nhóm thuộc tính nào không? 6. Anh chị hãy nêu những nhận định của mình về các nhóm thuộc tính trên của chợ
truyền thống?
7. Anh chị có chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh (ví dụ như: người thân trong gia đình/bạn bè/đồng nghiệp/hàng xóm) trong việc lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống hay không? Nếu có thì xin cho biết những ảnh hưởng đó thể hiện như thế nào? 8. Theo anh chị, những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm gì cần phải có khi đi mua sắm tại chợ truyền thống? Việc có hay không những kiến thức, kỹ năng và kinh