Với kết quả phân tích hồi qui ở bảng 4.12, các giá trị Sig. tương ứng với các biến NTHH, NTNB, CTT và DKMS đều có hệ số Sig nhỏ hơn 0.05, còn biến GC và TTM đều có hệ số Sig > 0.05 và không có ý nghĩa thống kê nên bị loại. Vì vậy, mô hình còn 04 biến NTHH, NTNB, CTT và DKMS có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95% (Sig. ≤ 0,05). Hàm hồi qui đa biến thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng có dạng:
NCMS = β0 + 0.295* NTHH + 0.252* NTNB + 0.423* CTT + 0.029* DKMS Trong đó:
- NCMS: Biến phụ thuộc: Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.
- Các biến độc lập: Hàng hóa (NTHH), Sự phục vụ của người bán (NTNB), , Thái độ đối với chợ truyền thống (CTT) và Điều kiện mua hàng (DKMS).
+ Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là Thái độ đối với chợ truyền thống với hệ số hồi quy là β = 0.423 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.
+ Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai là Hàng hóa với mức độ ảnh hưởng là β = 0.295 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.
+ Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là Sự phục vụ của người bán với mức độ ảnh hưởng là β = 0.252 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.
+ Yếu tố ảnh hưởng yếu nhất là Điều kiện mua hàng với hệ số hồi quy là β = 0.029 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD.
Tóm tắt chương 4.
Chương này tác giả đã thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu. Qua các bước kiểm định kết quả cho thấy có 04 yếu tố ảnh hưởng đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD, bao gồm: Hàng hóa (NTHH), Sự phục vụ của người bán (NTNB), Thái độ đối với chợ truyền thống (CTT) và Điều kiện mua hàng (DKMS). Trong đó yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là Thái độ đối với CTT, tiếp theo lần lượt là các yếu tố Hàng hóa, Sự phục vụ của người bán và yếu tố ảnh hưởng yếu nhất đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD là yếu tố Điều kiện mua hàng. Đây sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD trên địa bàn TP. Vũng Tàu.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Trong chương này, tác giả rút ra kết luận và từ kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4, tác giả đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng nhu cầu mua sắm của NTD tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
5.1. Kết luận
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu mua sắm của NTD tại CTT trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Từ cơ sở lý luận về nhu cầu mua sắm của NTD và các mô hình liên quan đến đề tài, tác giả đã trình bày và phân tích giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 07 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của NTD tại CTT: Hàng hóa, Giá cả, Sự phục vụ của người bán, Sự thuận tiện, Sự thích thú mua sắm, Thái độ đối với chợ truyền thống và Điều kiện mua hàng. Mô hình gồm 33 biến (29 biến độc lập và 04 biến phụ thuộc). Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng khi thiết kế Phiếu khảo sát và dữ liệu được thu thập khi tiến hành phỏng vấn 198 người tiêu dùng (n=198) tại thành phố Vũng Tàu.
Từ kết quả kiểm định Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) còn lại 6 yếu tố ảnh hưởng với 27 biến và biến phụ thuộc có 3 biến.
Kết quả tính toán hồi quy tuyến tính đã cho thấy các giá trị Sig. tương ứng với các biến NTHH, NTNB, CTT và DKMS đều có hệ số Sig nhỏ hơn 0.05, còn biến GC và TTM đều có hệ số Sig > 0.05 và không có ý nghĩa thống kê nên bị loại. Vì vậy, mô hình còn 04 biến NTHH, NTNB, CTT và DKMS có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95% (Sig. ≤ 0,05).
Hàm hồi qui đa biến thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến Nhu cầu mua sắm tại CTT của NTD có dạng:
NCMS = β0 + 0.295* NTHH + 0.252* NTNB + 0.423* CTT + 0.029* DKMS Trong đó:
- NCMS: Biến phụ thuộc: Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng
- Các biến độc lập: Hàng hóa (NTHH), Sự phục vụ của người bán (NTNB), , Thái độ đối với chợ truyền thống (CTT) và Điều kiện mua hàng (DKMS).
là β = 0.423 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng.
+ Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai là Hàng hóa với mức độ ảnh hưởng là β = 0.295 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng.
+ Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là Sự phục vụ của người bán với mức độ ảnh hưởng là β = 0.252 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng.
+ Yếu tố ảnh hưởng yếu nhất là Điều kiện mua hàng với hệ số hồi quy là β = 0.029 và có mối quan hệ cùng chiều với Nhu cầu mua sắm tại CTT của người tiêu dùng.