Lí thuyết về động cơ mua sắm

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố vũng tàu (Trang 39 - 40)

Động cơ là một yếu tố quan trọng trong việc hiểu hành vi. Tầm quan trọng của động cơ được phản ánh trong các định nghĩa sau đây.

Động cơ có thể được mô tả như là động lực bên trong thúc đẩy cá nhân họ hành động (Schiffman et al.. 1997, p .90).

Động cơ là lực lượng kích hoạt hành vi và cung cấp mục đích, hướng đến hành vi đó (Neal et al.. 2004, p. 299).

Động cơ là một cấu trúc đại diện cho một nội lực không thể quan sát được, kích thích và bắt buộc một hành vi phản ứng và cung cấp hướng cụ thể cho phản ứng đó (Neal et al., 2004, p. 299).

Động cơ là một trạng thái bên trong, huy động năng lượng cơ thể và hướng nó theo cách chọn lọc hướng tới các mục tiêu thường nằm ở môi trường bên ngoài.

Nghiên cứu này dự định xem xét ảnh hưởng của động cơ hay động lực mua sắm. Kim & Jin, 2003, động cơ mua sắm hiểu như là "cái thúc đẩy tạo hành vi thôi thúc những người tiêu dùng đến nơi mua sắm, thỏa mãn nhu cầu". Tauber, 1972, dựa trên cơ sở về sự thúc đẩy bởi các nhu cầu tâm lí của người tiêu dùng, phát triển nên lý thuyết về các động cơ mua sắm. Theo đó, động cơ sẽ được phân làm 2 loại gồm: động cơ của cá nhân và động cơ xã hội. Trong đó, hai loại động cơ sẽ được phân nhỏ với một loạt các thành phần được mô tả kèm. Thực hiện vai trò mua sắm (role playing), tìm kiếm sự tiêu khiển (diversion), tự thỏa mãn (self-gratification), tìm kiếm những xu hướng mới (learning about new trends), hoạt động thể chất (physical activity), kích thích cảm xúc (sensory stimulation) được xếp vào động cơ cá nhân. Còn, trải nghiệm trong giao tiếp (social experiences outide the home), giao tiếp với người khác (communication with others), nhóm cùng sở thích (peer group attraction), quyền lực và địa vị (status and authority), sự thích thú khi trả giá (pleasure of bargaining) sẽ được phân theo động cơ xã hội. Cũng theo Tauber (1972), người tiêu dùng thường đi mua sắm để tìm kiếm những sản phẩm thể theo nhu cầu hoặc đơn giản là thực hiện vai trò mua sắm trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn có các yếu tố khác kích thích việc tới nơi mua sắm của người tiêu dùng chưa xét đến như việc tiếp xúc trao đổi với bạn bè hay

chỉ là việc sử dụng thời gian nhàn rỗi. Vì vậy, ông cho rằng các yếu tố trải nghiệm cảm xúc nên được đánh giá chứ không chỉ đơn giản dựa trên giá trị chức năng của sản phẩm.

Trong nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng Westbrook và Black (1985) đã nêu ra rằng NTD đi mua sắm là vì ba lý do cơ bản. Thứ nhất là động cơ mua sản phẩm, NTD đến cửa hàng do nhu cầu mua sản phẩm hoặc mong muốn tìm kiếm thông tin. Lí do thứ hai, xem việc mua sắm các sản phẩm như là động cơ để thỏa mãn nhu cầu, hoàn toàn không liên quan đến việc mua sản phẩm, nghĩa là, NTD đến nơi mua sắm không những chỉ nằm ở việc tìm kiếm sản phẩm họ cần, mà còn là thích thú trải nghiệm sư tiêu khiển trong mua sắm. Lí do cuối cùng là sự thỏa mãn trong mua sắm (không liên quan đến việc mua sản phẩm). Bảy thành phần được xem xét ở đây như là: các lợi ích mong đợi (anticipated utility), thực hiện vai trò (role enactment), thương lượng (negotiation), sự lựa chọn tối ưu (choice optimization) hay là sự liên kết (affiliation), về quyền lực (power and authority) và cũng có thể là sự kích thích (stimulation).

Về cơ bản, động cơ NTD đi mua sắm được phân loại thành hai thành phần chính gồm: động cơ chức năng và động cơ tiêu khiển. Các hành vi mua sắm liên quan đến động cơ chức năng có đặc điểm là thực hiện vai trò tìm kiếm sản phẩm, tìm kiếm giá trị và là những động cơ bên ngoài - Babin (1994). Một số NTD chỉ quan tâm đến động cơ chức năng trong mua sắm nhưng một số người khác thì quan đến động cơ tiêu khiển - Westbrook và Black (1985). Những nghiên cứu về động cơ mua sắm bắt đầu chuyển từ quan điểm động cơ chức năng sang động cơ tiêu khiển - ArnoTTMs & ReynoTTMs (2003); Ibrahim & Ng (2002). Những điều này hàm ý rằng, vai trò của các động cơ tiêu khiển nên được tập trung đi sâu vào nghiên cứu, thay vì chỉ đơn giản xem xét đến các động cơ chức năng như các nghiên cứu trước đây.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố vũng tàu (Trang 39 - 40)