Các hình thức chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng nói chung là
những biện pháp pháp lý nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và những
bù đắp tổn thất mà bên bị thiệt hại đã gánh chịu.47Tùy thuộc vào hệ thống pháp luật
mà các biện pháp chếtài có sựkhác nhau. Ởcác quốc gia theo hệ thống Thông luật,
các biện pháp chế tài khi vi phạm hợp đồng có thể áp dụng là bồi thường thiệt hại,
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, hủy bỏ, và hoàn trả48. Mặt khác, tại các nước theo hệ thống Dân luật, chẳng hạn như Việt Nam, theo LTM 2005, các biện pháp chế tài khi vi phạm nghĩa vụlà: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, Phạt vi phạm; Buộc bồi
thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ
bỏ hợp đồng49. CISG với vị thếlà một văn bản thống nhất pháp luật quốc tế, không quy định các biện pháp chếtài khi bên bán vi phạm nghĩa vụgiao hàng ở một chương
cụ thể, mà được quy định rải rác tại các chương khác nhau trong Công ước. Cụ thể, từ Điều 45 đến Điều 52, từ Điều 71 đến Điều 73, Điều 74 đến Điều 77. Những chế tài mà bên mua có thểáp dụng khi bên bán vi phạm nghĩa vụgiao hàng là: buộc bên bán phải thực hiện nghĩa vụ, tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ, tuyên bố hủy hợp đồng,
yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu giảm giá hàng hóa, yêu cầu thanh toán lãi suất.
46 Phan Huy Hồng, tlđd (14), tr. 122.
47 Trường Đại học Luật TP. HCM, tldd (6), tr. 95.
48 JEC, “Remedies for breach of contract”, http://jec.unm.edu/education/online-training/contract-law- tutorial/remedies-for-breach-of-contract, truy cập lần cuối ngày 30/6/2021.
49 Nguyễn Quốc Trưởng (2020), “Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng thương mại”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/trach-nhiem-phap-ly-khi-vi-pham-hop- dong-thuong-mai, truy cập lần cuối ngày 28/06/2021.